Return to site

TÌM LỜI GIẢI ĐÁP: UỐN TÓC NHIỀU CÓ SAO KHÔNG?

I. Uốn tóc là gì?

Uốn là phương pháp làm cong tóc theo ý muốn với sự hỗ trợ của lô uốn, nhiệt độ cao (đối với kiểu uốn nóng) và thuốc uốn – một dạng hóa chất phá vỡ, làm thay đổi cấu trúc bạn đầu của tóc, tăng thời gian giữ nếp uốn.

II. Uốn, nhuộm tóc nhiều có sao không?

Uốn tóc là xu hướng làm đẹp phổ biến hiện nay. Tuy vậy, không phải ai cũng hiểu rõ được nhược điểm mà chúng đem lại. Vậy uốn tóc nhiều có sao không? Dưới đây là những hậu quả phổ biến nhất khi uốn tóc quá nhiều:

1. Tóc khô xơ

Tác động từ hóa chất, vật lý và nhiệt độ cao sẽ khiến cấu trúc tóc bị thay đổi. Các chất hóa học với khả năng loại bỏ dưỡng ẩm khỏi tóc, khiến cũng dễ bị gãy và khô hơn. Thường xuyên thay đổi kiểu tóc mà không chăm sóc tóc đúng cách sẽ khiến chúng bị hư tổn, chẻ ngọn.

broken image

Đa số các hóa chất trong sản phẩm làm tóc là các chất thân dầu và kim loại nặng khó đào thải ra ngoài, chúng sẽ tích tụ tại các tế bào trong cơ thể, đặc biệt là tế bào mỡ, thần kinh, xương… Khi bị nhiễm độc kim loại nặng, cơ thể sẽ có những biểu hiện như mệt mỏi, rối loạn tinh thần, trầm cảm, đãng trí, mất ngủ hay mắc các bệnh tự miễn…

3. Rụng tóc, thưa hói

Hóa chất trong thuốc uốn với kích thước phân tử dễ dàng tấn công và làm thay đổi cấu trúc bên trong tóc. Những chất độc này cũng thâm nhập vào nang tóc và gây hại khiến các nang tóc teo lại, hạn chế quá trình tiếp nhận dưỡng chất. Uốn tóc nhiều lần khiến các nang tóc bị quá tải và dần teo lại. Tóc không đảm bảo dưỡng chất cần thiết sẽ mảnh, dễ gãy rụng, thậm chí là thưa hói rất khó phục hồi.

4. Tăng nguy cơ ung thư da, ung thư vú

Thành phần trên các sản phẩm uốn tóc đều có chứa hắc ín, các và muối kim loại nặng có độc tính rất cao như chì và thành phần hóa học đều chứa các chất có nhân thơm, đặc biệt là P-phenylenedamine (PPD). Thực nghiệm cho thấy, PPD nếu dính vào da mặt, da đầu trong khi sử dụng có thể gây ung thư da, ung thư vú.

5. Viêm da, dị ứng

Thuốc uốn khi tiếp xúc trực tiếp da đầu dễ gây viêm chân tóc, viêm da tiếp xúc hoặc viêm da dị ứng… Biểu hiện đơn giản nhất của triệu chứng này là khi sử dụng thuốc uốn sát với chân tóc thường có cảm giác xót và rát da đầu.
Uốn tóc nhiều có sao không? Quá trình uốn không chỉ khiến mái tóc của bạn bị hư tổn mà còn có ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của bạn.

III. Làm thế nào để uốn nhuộm mà không gây hại cho tóc?

Để hạn chế mức độ tổn hại sức khỏe do sử dụng hóa chất làm tóc, bạn nên lưu ý:

– Khoảng cách giữa 2 lần nhuộm tóc không nên quá gần nhau, ít nhất là 6 tháng

– Tránh để thuốc làm tóc dính vào da đầu, mặt, cổ đang bị tổn thương hay sưng đau.

– Thường xuyên sử dụng các sản phẩm thải độc để đào thải các độc tố từ các sản phẩm làm tóc đã tích tụ trong cơ thể.

– Thuốc uốn phải có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng và uy tín.

– Phụ nữ chuẩn bị mang thai hoặc đang mang thai, người mới ốm dậy, sức đề kháng kém hay mắc bệnh gan, thận không nên dùng hóa chất lên tóc.

Trên đây là lời giải đáp của chúng tôi về thắc mắc “Uốn tóc nhiều có sao không?”, cũng như những lưu ý làm đẹp mái tóc không nên bỏ qua. Chúc bạn sớm sở hữu mái tóc đẹp và chắc khỏe!