Return to site

Vừa hết kinh lại ra máu là bệnh gì? Phải làm sao?

Có không ít chị em khi vừa kết thúc kỳ kinh nguyệt được mấy ngày lại bị ra máu ở vùng kín. Tình trạng này có thể là do lượng máu kinh bị sót lại bị đẩy ra muộn. Tuy nhiên nó cũng có thể là dấu hiệu của các bệnh lý ở cơ quan sinh dục. Vừa hết kinh lại ra máu là do đâu? Ra máu bất thường sau khi có kinh nguyệt có nguy hiểm không?

MỚI HẾT KINH LẠI RA MÁU LÀ GÌ?

Ở nữ giới, mỗi tháng sẽ xuất hiện tình trạng chảy máu vùng kín hay còn gọi là nguyệt san. Tuy nhiên, nếu tình trạng xảy ra ngoài chu kỳ kinh sẽ được xem là vùng kín chảy máu bất thường.

Vùng kín chảy máu có thể xuất hiện ở cửa mình, âm hộ, gốc màng trinh. Hoặc có thể chảy ra từ bộ phận sinh dục, cổ tử cung hay tử cung của chị em.

Tình trạng mới hết kinh 1 tuần bị ra máu nâu bất thường có thể diễn ra một vài ngày, thậm chí vài tuần. Kèm theo đó là triệu chứng đau và ngứa vùng kín, đau khi quan hệ, rối loạn tiểu tiện.

Bị ra máu kinh khi vừa hết kỳ kinh

Bị ra máu kinh khi vừa hết kỳ kinh

VỪA HẾT KINH 1 THÁNG LẠI RA MÁU DO ĐÂU?

Tình trạng chị em vừa hết kinh lại ra máu có thể xuất phát từ những hiện tượng sinh lý thường gặp như:

Nguyên nhân sinh lý

  • Do sự rụng trứng:

Một số trường hợp mới hết kinh 1 tuần lại ra máu đỏ tươi, cụ thể là trong giai đoạn rụng trứng.

Ví dụ, với những chị em có vòng kinh là 30 ngày. Nếu vừa hết kinh lại ra máu vào ngày thứ 14 – 15 thì đó là biểu hiện rụng trứng.

  • Do sử dụng thuốc:

Thuốc tránh thai hàng ngày hoặc tránh thai khẩn cấp có thể gây chảy máu nhẹ ở vùng kín. Nguyên nhân do thời gian đầu cơ thể làm quen với thuốc hoặc do chị em uống thuốc không đều đặn.

  • Do ảnh hưởng của tuổi dậy thì:

Hiện tượng vừa hết kinh lại ra máu phổ biến ở những bạn gái trong tuổi dậy thì. Lý giải điều này bác sỹ chuyên khoa cho biết, do thời điểm này buồng trứng chưa thực sự hoàn thiện. Nó sẽ gây ra một số vấn đề như rối loạn rụng trứng, rối loạn phóng noãn hay rối loạn nội tiết…

Những nguyên nhân này cũng dẫn đến tình trạng ra máu ngay khi mới hết kinh. Bước sang tuổi trưởng thành, tình trạng này sẽ được cải thiện.

Nguyên nhân do tác động cơ học, bệnh lý

Nếu vùng kín chảy máu sau khi có kinh không do các nguyên nhân trên thì có thể do các nguyên nhân sau:

  • Mới hết kinh chảy máu bất thường do bệnh lý:

Chảy máu âm đạo bất thường cũng có thể là biểu hiện của bệnh lý phụ khoa. Những bệnh lý này nếu không điều trị sớm có thể ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản sau này.

  • Nguyên nhân khác:

Ngoài những nguyên nhân trên thì ra máu sau kỳ kinh còn do biến chứng thủ thuật phá thai, đặt vòng. Hoặc do mất cân bằng nội tiết tố, quan hệ thô bạo, chấn thương cơ học…

VỪA HẾT KINH 1 THÁNG LẠI CÓ KINH MÀU NÂU TIẾP LÀ BỆNH GÌ?

Như đã chia sẻ, chảy máu ngoài kỳ kinh có thể là dấu hiệu của các bệnh lý phụ khoa. Vậy thực hư vùng kín chảy máu bất thường là bệnh gì?

Dưới đây là một số bệnh lý khiến âm đạo ra máu bất thường:

Bị ra máu ngoài kỳ kinh do viêm phụ khoa

Nói đến nguyên nhân bị ra máu khi vừa hết kinh thì phải nhắc đến đến bệnh viêm phụ khoa.

Thông thường, viêm nhiễm phụ khoa do nấm hoặc vi khuẩn lây qua đường tình dục gây nên. Khi mắc bệnh, các tác nhân gây bệnh sẽ gây viêm loét và tổn thương mạch máu. Do đó, vùng kín sẽ chảy máu bất thường mà không liên quan đến chu kỳ kinh.

Ra máu hồng ở vùng kín có thể do viêm vùng chậu

Viêm vùng chậu là tình trạng viêm nhiễm diễn ra trên phạm vi rộng. Bao gồm ở ống dẫn trứng, tử cung, phúc mạc chậu.

Trong đó, ra máu hồng ở vùng kín là biểu hiện đặc trưng của bệnh. Đặc biệt, tình trạng chảy máu sẽ nghiêm trọng hơn sau khi quan hệ hoặc khi thụt rửa.

Kèm theo đó là triệu chứng đau bụng dưới, sốt, ớn lạnh.

Hội chứng buồng trứng đa nang – Nguyên nhân ra máu khi vừa hết kinh

Nguyên nhân ra máu khi vừa hết kinh tiếp theo chính là do hội chứng buồng trứng đa nang.

Đa nang buồng trứng là tình trạng rối loạn nội tiết tố trong cơ thể. Từ đó, ảnh hưởng đến quá trình rụng trứng, chu kỳ kinh nguyệt.

Do đó, chị em mắc bệnh lý này thường có kinh nguyệt dài. Chảy máu vùng kín giữa chu kỳ kinh. Thậm chí, có những trường hợp còn bị mất kinh.

Hết kinh 10 ngày lại ra máu do polyp tử cung hoặc u xơ tử cung

Polyp cổ tử cung hoặc u xơ tử cung thường xuất hiện ở chị em đã lập gia đình và đã từng sinh đẻ.

Ngoài triệu chứng chảy máu ở vùng kín thì chị em cũng sẽ thấy bụng trướng lên, đau âm ỉ ở bụng.

Mới hết kinh lại ra máu do bệnh lây truyền qua đường tình dục

Nếu trước đó chị em quan hệ tình dục không an toàn, quan hệ với nhiều bạn tình. Thì vùng kín bị chảy máu có thể do một số bệnh lây qua đường tình dục gây ra.

Trong trường hợp này, tình trạng vừa hết kinh quan hệ ra máu. Kèm theo đó là triệu chứng ra nhiều khí hư, âm hộ âm đạo ngứa rát, tiểu buốt.

Sau kinh nguyệt ra máu đen do ung thư cổ tử cung, ung thư âm đạo

Bị ra máu đen sau kinh nguyệt cũng có thể là do ung thư cổ tử cung hay ung thư âm đạo. Đây là nhóm bệnh nguy hiểm nhất. Bởi các bệnh lý này có thể đe dọa đến tính mạng của chị em.

Thông thường, khi mắc ung thư, các khối u sẽ phá vỡ cấu trúc bình thường ở vùng kín. Từ đó, gây nên tình trạng rối loạn cấu trúc và chức năng của các cơ quan này. Nên chảy máu vùng kín là điều khó tránh khỏi.

VỪA HẾT KINH QUAN HỆ RA MÁU CÓ THAI KHÔNG?

Với câu hỏi này, theo bác sỹ chuyên khoa thì vừa hết kinh nếu quan hệ ra máu khả năng mang thai không cao. Bởi do việc thụ tinh chỉ có thể xảy ra khi tinh trùng gặp trứng vào thời điểm trứng rụng.

Trong khi đỏ, ngày rụng trứng ở chị em thường xảy ra vào giữa chu kỳ kinh nguyệt. Tức là khoảng ngày thứ 14 tính từ ngày kinh đầu tiên, đối với những chị em có chu kỳ kinh 28 ngày. Và khi trong chu kỳ kinh nguyệt của bạn chỉ từ 3 – 5 ngày thì trứng không thể chín kịp và rụng để có thể thụ tinh và mang thai.

Thế nhưng, với những trường hợp chu kỳ kinh nguyệt không đều, hoặc bị rối loạn thì vẫn cỏ thể rụng trứng ngay sau khi mới hết kinh. Chính vì vậy, bạn vẫn có thể mang thai nếu quan hệ tình dục và không sử dụng các biện pháp tránh thai an toàn. Bạn chỉ có thể xác định bản thân có mang thai không khi sử dụng các biện pháp thử thai nếu bị chậm kinh trong kỳ kinh tiếp theo.

Thông thường, những trường hợp chảy máu khi quan hệ ngay sau khi hết kinh, thường do việc quan hệ tình dục thô bạo, khiến vùng kín bị tổn thương, gây chảy máu. Hoặc cũng có thể do bạn đang mắc phải một căn bệnh nào đó.

Hết kinh 2 ngày lại ra máu nâu có nguy hiểm không?

Qua những thông tin trên chắc hẳn bạn đọc đã nắm rõ những nguyên nhân gây vừa hết kinh lại ra máu. Đây là biểu hiện của nhiều bệnh lý nguy hiểm.

Do đó, ngay khi mới hết kinh lại ra máu. Chị em cần thăm khám và điều trị sớm để tránh những biến chứng sau:

  • Ảnh hưởng đời sống sinh hoạt:

Khi vùng kín chảy máu bất thường, sẽ đi kèm với các triệu chứng khác như ra nhiều khí hư, đau bụng, ngứa vùng kín… Tình trạng này ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống, sinh hoạt của chị em.

  • Ảnh hưởng chất lượng tình dục:

Chị em bị ra máu khi vừa hết kinh cũng sẽ đi kèm với cảm giác đau rát khi quan hệ. Nếu kéo dài có thể khiến chị em sợ hãi và tránh né chuyện yêu. Lâu dần có thể đe dọa đến hạnh phúc gia đình.

  • Gây vô sinh hiếm muộn:

Nếu vùng kín cháy máu bất thường là do các bệnh viêm nhiễm thì nguy cơ vô sinh là rất cao.

Bởi khi mắc bệnh, môi trường âm đạo thay đổi, sẽ cản trở quá trình thụ tinh. Do đó, nguy cơ vô sinh – hiếm muộn là điều khó tránh khỏi.

  • Ảnh hưởng tới tính mạng:

Vùng kín chảy máu bất thường còn là biểu hiện của ung thư cổ tử cung, ung thư âm đạo. Các bệnh lý này có thể đe dọa đến tính mạng của chị em nếu như không điều trị kịp thời.

VỪA HẾT KINH LẠI RA MÁU PHẢI LÀM SAO?

Vừa hết kinh lại ra máu phải làm sao? Câu trả lời là bạn nên nhanh chóng đến các cơ sở y tế để kiểm tra và chữa trị.

Trước khi đưa ra phác đồ điều trị, bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám để xác định nguyên nhân. Tùy vào nguyên nhân gây bệnh, mức độ bệnh mà sẽ chỉ định điều trị nội khoa hoặc ngoại khoa.

  • Điều trị nội khoa: Thường áp dụng cho những trường hợp chảy máu vùng kín do rối loạn hormone. Hoặc do các bệnh phụ khoa ở giai đoạn nhẹ.
  • Điều trị ngoại khoa: Được áp dụng cho những trường hợp bệnh nặng, ung thư…

Ngoài ra, để phòng và hỗ trợ quá trình điều trị, chị em cũng cần lưu ý một số vấn đề sau:

  • Tinh thần thoải mái, hạn chế tress, căng thẳng.
  • Chế độ dinh dưỡng hợp lý, đầy đủ dưỡng chất.
  • Nói không với chất kích thích, rượu bia.
  • Vệ sinh vùng kín sạch sẽ, đúng cách.
  • Tái khám phụ khoa định kỳ.
  • Sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ.

Hy vọng qua những thông tin trên đã giúp bạn Minh Th giải đáp thắc mắc xung quanh việc vừa hết kinh lại ra máu. Còn trường hợp của bạn, tốt nhất nên sắp xếp thời gian đi khám sớm. Để xác định chính xác nguyên nhân do đâu và có hướng chữa trị kịp thời.

Chúc bạn thật nhiều sức khỏe!