Return to site

TUYẾN TIỀN LIỆT LÀ GÌ? CÁC THÔNG TIN CẦN THIẾT

Tuyến tiền liệt là gì? Tuyến tiền liệt là một phần quan trọng của hệ thống sinh sản nam, có chức năng sản xuất hormone quyết định đặc tính giống đực và sản xuất tinh trùng, duy trì khả năng sinh sản của nam giới.

Hãy cùng tìm hiểu cấu trúc, chức năng và các bệnh về tuyến tiền liệt qua những thông tin dưới đây.

Bệnh tuyến tiền liệt

TUYẾN TIỀN LIỆT LÀ GÌ?

Tuyến tiền liệt là một phần của hệ thống sinh sản nam, có chức năng sản xuất các chất trong tinh dịch và hormone nam giới.

Tuyến tiền liệt được hình thành trong khoảng 7 tuần đầu của thai kỳ, giống nhau giữa nam và nữ sau đó mới phát triển thành hình thái đặc thù cả bên trong và bên ngoài dành riêng ở nam giới.

Ở trẻ sơ sinh nam, tuyến tiền liệt chỉ nhỏ như hạt đậu và chưa đảm nhận bất cứ nhiệm vụ nào.

Đến tuổi thiếu niên, dưới tác dụng của hormone kích thích, tuyến tiền liệt bắt đầu gia tăng kích cỡ.

Ở người trưởng thành, tuyến tiền liệt có kích cỡ bằng một hạt óc chó có trọng lượng trên dưới 20gr. Nó có chức năng tiết ra 20-30% chất dịch có trong tinh dịch.

Đến tuổi trung niên bốn mươi, tuyến tiền liệt sẽ bắt đầu lão hóa, chất kích thích giảm đi nên kích cỡ tuyến tiền liệt co lại, các tế bào nhàn rỗi của nó sẽ tăng sinh bất thường, dễ dẫn đến phì đại tuyến tiền liệt.

Tuyến tiền liệt phì đại sẽ đè nặng lên niệu đạo, gây khó khăn cho việc bài tiết nước tiểu, dẫn đến các triệu chứng như tiểu khó, tiểu rắt… có thể ảnh hưởng đến chức năng của thận, gây nguy hiểm cho tính mạng. Đặc biệt nguy hiểm nếu tuyến tiền liệt có nguy cơ biến chứng sang ung thư.

Nhìn chung, nếu nam giới biết giữ gìn sức khỏe thì tuyến tiền liệt chính là “thần hộ vệ” giúp bạn nam mãi mãi trẻ trung, sung sức. Ngược lại, nếu không quan tâm đúng mức thì tuyến tiền liệt sẽ gặp nhiều vấn đề, gây ra phiền toái cho nam giới

TUYẾN TIỀN LIỆT NẰM Ở ĐÂU?

Tuyến tiền liệt nằm trên hoành chậu hông, phía dưới bàng quang, bao quanh đường niệu đạo sau, sau xương mu, giữa hai cơ nâng hậu môn, trước trực tràng nên có thể thăm khám trực tiếp qua trực tràng.

Phía sau tuyến tiền liệt có hai đường dẫn tinh đi xuyên qua hai bên phải và trái; phía trước được giữ bởi dây chằng mu tiền liệt, phía dưới là hoành niệu dục.

Ở người trưởng thành, hình dạng tuyến tiền liệt giống như hạt dẻ, đầu hướng lên trên, phần nhọn hướng xuống dưới, kích cỡ chiều ngang tầm 4cm, chiều dài tầm 3cm, độ dày khoảng 2,5 cm và trọng lượng khoảng 15 - 20gr với nam giới từ 30 - 45 tuổi (trung bình là 18gr).

CẤU TẠO TUYẾN TIỀN LIỆT

Tuyến tiền liệt gồm 70% mô tuyến và 30% mô sợi.

Các mô sợi được đệm bằng nhiều sợi cơ trơn collagen. Trong lúc phóng tinh, nó co bóp và đổ các chất trong tuyến tiền liệt vào niệu đạo.

Lớp vỏ của tuyến tiền liệt chứa chất collagen, elastin và các sợi cơ trơn, dày trung bình khoảng 0,5mm.

Nhìn bề mặt tuyến tiền liệt sẽ thấy các cơ vòng vân, không thấy mô đệm hoặc lớp vỏ, dưới đáy của tuyến là các sợi dọc detrusor bện với mô sợi.

TÌM HIỂU SÂU VỀ CHỨC NĂNG CỦA TUYẾN TIỀN LIỆT

Tuyến tiền liệt sản xuất 30% lượng dịch có trong tinh dịch bao gồm các chất như acid citric, Ca2+, enzyme đông đặc và tiền fibrinolysin, kẽm, acid phosphatase, seminin, yếu tố hoạt hóa plasminogen và PSA, choline…

Chúng giúp tinh trùng có khả năng di chuyển tốt hơn, sống dai hơn và giữ gene di truyền tốt hơn. Cụ thể:

Dịch màu trắng đục mà tuyến tiền liệt sản xuất có độ pH khoảng 6,5 nhằm bảo vệ tinh trùng cho đến khi thụ tinh, giúp tinh trùng trở nên linh động và nhiều sức sống hơn.

Enzyme đông đặc, tác dụng vào fibrinogen, có khả năng đông nhẹ tinh dịch và giữ tinh trùng nằm sát cổ tử cung.

Enzyme fibrinolysin có trong tinh dịch sẽ giúp tinh dịch loãng trở lại sau từ 15-30 phút, tinh trùng hoạt động linh hoạt trở lại.

Prostaglandin có trong dịch tuyến tiền liệt sẽ làm co cơ tử cung, giúp vòi trứng trở nên nhu động, tinh trùng di chuyển linh hoạt hơn trong ống dẫn trứng.

CÁC BỆNH VỀ TUYẾN TIỀN LIỆT

Các bệnh về tuyến tiền liệt phát sinh như viêm tuyến tiền liệt và phì đại tuyến tiền liệt sẽ ảnh hưởng đến chức năng của nó, làm giảm khả năng sinh sản và chức năng sinh lý.

Hơn nữa, do vị trí đặc thù của nó nên các bệnh về tuyến tiền liệt thường ảnh hưởng đến việc tiểu tiện và xuất tinh, làm gián đoạn sinh hoạt hàng ngày của nam giới.

VIÊM TUYẾN TIỀN LIỆT:

Là tình trạng tuyến tiền liệt bị nhiễm khuẩn, chủ yếu do các loại tụ cầu khuẩn, liên cầu khuẩn, trực khuẩn đại trường và trực khuẩn loại bạch hầu…

Viêm tuyến tiền có hai dạng:

Viêm tuyến tiền liệt cấp tính với các biểu hiện rối loạn đường tiểu như tiểu tiện nhiều lần, tiểu gấp, tiểu đau, sốt, cơ thể mệt mỏi, chán ăn…

Với viêm tuyến tiền liệt mãn tính, bệnh nhân cảm thấy đau và khó chịu vùng bụng dưới, đau thắt lưng, đau tinh hoàn, tiểu khó…

Viêm tuyến tiền liệt gây nhiều khó chịu và biến chứng nặng nếu không được điều trị đúng. Ngay cả khi điều trị thì bệnh cũng dễ tái phát, kéo dài dai dẳng.

U XƠ TUYẾN TIỀN LIỆT (PHÌ ĐẠI TUYẾN TIỀN LIỆT)

Là hiện tượng tuyến tiền liệt gia tăng kích cỡ, thường gặp ở nam giới trung và cao tuổi.

Khi tuyến tiền liệt phát triển, chúng sẽ chèn ép lên các bộ phận xung quanh như bàng quang và niệu đạo, gây khó khăn cho tiểu tiện như tiểu rắt, tiểu khó, tiểu nhiều, cảm giác tiểu không hết…

Bởi vì cảm giác tiểu không hết nên vi khuẩn lắng đọng trong bàng quang, gia tăng nguy cơ nhiễm trùng đường tiết niệu. Hơn nữa, bàng quang tăng phồng, ứ nước nên dễ làm cho thận ứ nước, suy thận.

UNG THƯ TUYẾN TIỀN LIỆT

Ung thư tuyến tiền liệt là một bệnh nam khoa nguy hiểm, đe dọa trực tiếp đến tính mạng của nam giới.

Nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt sẽ gia tăng theo độ tuổi, các triệu chứng điển hình bao gồm khó khăn khi tiểu tiện, đau đớn khi quan hệ hoặc gây ra rối loạn cương cương…

Ung thư tuyến tiền liệt có thể phát triển rất nhanh, di căn sang các bộ phận khác của cơ thể, lan vào xương và hạch bạch huyết.

PHÒNG BỆNH TUYẾN TIỀN LIỆT NHƯ THẾ NÀO?

Tuyến tiền liệt là bộ phận rất quan trọng của hệ sinh dục, rất dễ gặp vấn đề nhưng cũng dễ chữa nếu phát hiện ra sớm.

Để phòng bệnh nam khoa nói chung, các vấn đề về tuyến tiền liệt nói riêng, nam giới cần chú ý xây dựng chế độ sinh hoạt và làm việc lành mạnh như sau:

Chế độ ăn uống khoa học, tăng cường ăn nhiều rau quả, ít thịt đỏ, hạn chế các thực phẩm có hại cho sức khỏe như đồ ăn nhanh, đồ ăn cay nóng, nhiều giàu mỡ.

Duy trì trọng lượng trung bình, phù hợp với độ tuổi và chiều cao, không tăng hoặc giảm cân quá nhanh.

Uống nhiều nước và đi tiểu thường xuyên để làm sạch đường tiết niệu, tránh hiện tượng các chất bài tiết lắng đọng tại bàng quang, ảnh hưởng đến hoạt động của hệ tiết niệu.

Tập thể dục thể thao thường xuyên để tăng cường sức khỏe, phòng chống bệnh tật.

Quan hệ tình dục an toàn bằng cách quan hệ chung thủy với một bạn tình duy nhất hoặc dùng bao cao su mỗi khi quan hệ, duy trì tần suất quan hệ điều độ tránh tình trạng ứ dịch tại tuyến tiền liệt.

Thăm khám sức khỏe định kỳ, thường xuyên; tiến hành điều trị sớm nếu phát hiện ra bệnh.