Return to site

TỔNG QUAN VỀ BỆNH VIÊM ĐƯỜNG TIẾT NIỆU – TRIỆU CHỨNG, NGUYÊN NHÂN VÀ CÁCH ĐIỀU TRỊ

Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị viêm đường tiết niệu như thế nào? Tất cả sẽ được giải đáp trong bài viết dưới đây.

Viêm đường tiết niệu là gì?

Các chuyên gia nam học cho biết, hệ tiết niệu bao gồm các cơ quan: hai quả thận, hai niệu quản, bàng quang và niệu đạo. Thận có chức năng lọc máu và lọc các chất thải ra khỏi máu, các sản phẩm chuyển hóa đạm, chất điện giải để hình thành nước tiểu.

Nước tiểu đi qua các ống lọc trong thận trở nên cô đặc dần, theo niệu quản đến dự trữ ở bàng quang. Khi bàng quang đầy, phản xạ các cơ thành bàng quang co thắt gây ra cảm giác buồn tiểu, báo hiệu chúng ta phải đi tiểu, giải phóng nước tiểu ra ngoài qua niệu đạo.

Trong điều kiện thông thường, nước tiểu là hoàn toàn vô trùng. Khi có sự hiện diện của vi khuẩn trong nước tiểu là bằng chứng của viêm đường tiết niệu, hay còn gọi là nhiễm khuẩn tiết niệu.

Nguyên nhân gây bệnh viêm đường tiết niệu

Các chuyên gia y tế cho biết, viêm đường tiết niệu xảy ra khi vi khuẩn xâm nhập vào đường tiết niệu thông qua niệu đạo và phát triển lan tới bàng quang. Đường tiết niệu có cấu trúc giải phẫu để ngăn chặn vi khuẩn xâm nhập.

Tuy nhiên, đôi khi hàng phòng thủ này thất bại. Khi đó, vi khuẩn sẽ sinh sôi và phát triển gây tình trạng nhiễm trùng đường tiết niệu. Nguyên nhân gây viêm đường tiết niệu có thể là:

  • Nhiễm trùng bàng quang (hay còn gọi viêm bàng quang): nguyên nhân thường gặp là do vi khuẩn Escherichia coli (E. coli)
  • Quan hệ tình dục có thể dẫn đến viêm bàng quang. Tuy nhiên bạn không cần phải không quan hệ tình dục để phòng ngừa viêm đường tiết niệu. Tất cả phụ nữ đều có nguy cơ bị viêm bàng quang. Vì giải phẫu đường tiết niệu của nữ giới từ niệu đạo đến hậu môn và lỗ niệu đạo đến bàng quang có chiều dài ngắn hơn với nam giới.
  • Nhiễm trùng niệu đạo (viêm niệu đạo): Loại này có thể xảy ra khi vi khuẩn GI lây lan từ hậu môn đến niệu đạo. Ngoài ra, do niệu đạo nữ gần với âm đạo, các bệnh lây truyền qua đường tình dục như herpes, lậu, chlamydia và mycoplasma cũng có thể gây viêm đường niệu đạo.

Triệu chứng bệnh viêm đường tiết niệu

Hiện tượng tiểu buốt, tiểu rắt là một trong những triệu chứng điển hình của bệnh viêm đường tiết niệu. Ngoài ra, người bệnh có thể gặp các triệu chứng sau đây:

  • Đi tiểu rắt, tiểu khó, tiểu nhiều lần, mỗi lần đi tiểu thì lượng nước tiểu ra rất ít.
  • Khi đi tiểu , người bệnh có cảm giác đau buốt và ngứa rát , khó chịu như bị kim châm.
  • Màu sắc nước tiểu đục, mùi khai, đôi khi cuối bãi nước tiểu có cả máu kèm theo.
  • Người bệnh có cảm giác bụng nặng nề khó chịu. Hoặc đau âm ỉ vùng bụng dưới và phần lưng.
  • Khi bệnh chuyển sang giai đoạn mãn tính. Vi khuẩn gây bệnh sẽ lây lan sang đến thận khiến bệnh nhân bị đau lưng, sốt, kèm theo cảm giác buồn nôn và ói.
  • Khi bị bệnh, người bệnh sẽ cảm thấy toàn thân mệt mỏi. Có khi bị sốt cao 39-40 độ và ớn lạnh toàn thân.

Tác hại của bệnh viêm đường tiết niệu

Viêm đường tiết niệu nếu không điều trị sớm và triệt để .Không chỉ cuộc sống sinh hoạt hàng ngày bị ảnh hưởng. Mà bệnh còn gây ra nhiều biến chứng nguy hại, ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh như:

  • Ảnh hưởng đến khả năng sinh sản: viêm đường tiết niệu nếu không được điều trị triệt để sẽ dẫn đến giai đoạn mãn tính. Có thể ảnh hưởng đến số lượng và chất lượng tinh trùng gây nguy cơ vô sinh cho cả nam và nữ.
  • Ảnh hưởng đến chất lượng đời sống tình dục: Bệnh viêm nhiễm đường tiết niệu gây đau, sưng dương vật, âm vật… Làm giảm chất lượng trong quá trình giao hợp.
  • Gây viêm nhiễm sang các bộ phận khác: viêm đường tiết niệu lâu ngày sẽ lây nhiễm sang các bộ phận xung quanh và hình thành nên các bệnh ở niệu đạo, tuyến tiền liệt, ống dẫn tinh…ở nam giới. Viêm lộ tuyến cổ tử cung, viêm cổ tử cung, ung thư cổ tử cung…ở nữ giới.
  • Làm sức đề kháng cơ thể suy giảm: Viêm đường tiết niệu khiến cho sức đề kháng của cơ thể người bệnh kém đi. Đây là điều kiện để tăng nguy cơ lây nhiễm các bệnh xã hội nguy hiểm qua đường tình dục…
  • Ảnh hưởng lớn đến thận: Nếu không được điều trị, viêm đường tiết niệu có thể khiến vi khuẩn xâm nhập vào bàng quang, khiến nhiễm trùng thận, tổn thương thận và giảm chức năng thận vĩnh viễn. Khi chức năng thận bị ảnh hưởng thì chất cặn bã trong cơ thể không thể đào thải được. Gây nên tình trạng cơ thể suy nhược, thậm chí có thể dẫn đến tử vong.

Phương pháp điều trị bệnh viêm đường tiết niệu

Để điều trị hiệu quả viêm đường tiết niệu. Người bệnh bắt buộc phải nhờ đến sự thăm khám và điều trị theo phác  trị bệnh của bác sĩ chuyên khoa. Điều trị sai phương pháp sẽ khiến bệnh nguy hại hơn. Gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của người bệnh.

Hiện nay, có 2 phương pháp điều trị bệnh viêm đường tiết niệu. Trong đó, phải kể đến như:

  • Với người bị bệnh ở mức độ nhẹ: Bác sĩ chuyên khoa sẽ chỉ định sử dụng các loại thuốc kháng sinh phù hợp. Nếu bệnh nhân chỉ có các triệu chứng khu trú do viêm niệu đạo, bác sĩ thường chỉ định kháng sinh đường uống trong 5 đến 7 ngày. Nếu người bệnh có sốt lạnh run, triệu chứng nhiễm trùng huyết, ổ viêm ở đường niệu trên thì cần phải nhập viện để dùng kháng sinh đường tĩnh mạch.
  • Trong các trường hợp viêm đường tiết niệu tái đi tái lại nhiều lần. Bệnh nhân có dị dạng đường niệu hay có đặt ống tiểu, cần phải nuôi cấy vi khuẩn để tìm đúng kháng sinh nhạy cảm với chủng vi khuẩn đó.
  • Bên cạnh đó, nếu ổ viêm nhiễm không khống chế được bằng thuốc hay biến chứng tại thận, thận mủ, thận áp-xe thì cần phải can thiệp phẫu thuật. Tương tự như các dị tật hệ niệu, nếu không phẫu thuật chỉnh sửa hoàn thiện, người bệnh dễ viêm đường tiết niệu tái đi tái lại, lâu ngày dễ dẫn đến biến chứng nặng nề.

Cách phòng ngừa viêm đường tiết niệu

Các cụ xưa có câu “ Phòng bệnh hơn chữa bệnh” do đó, để phòng tránh căn bệnh này, mỗi chúng ta cần tuân thủ những vấn đề sau:

  • Phải uống đủ nước, mỗi ngày 2-2,5 lit giúp thận tăng bài tiết nước tiểu, tăng tống xuất vi trùng ra ngoài, hạn chế lây nhiễm ngược dòng.
  • Giữ gìn vệ sinh cơ quan sinh dục-tiết niệu. Với nữ giới phải vệ sinh kinh nguyệt.
  • Những bệnh nhân từng bị hoặc đang bị sỏi thận-tiết niệu phải thường xuyên khám và tầm soát nhiễm trùng tiểu để điều trị sớm, can thiệp lấy sỏi khi có chỉ định.
  • Khi nhiễm khuẩn tiết niệu phải điều trị đúng phương pháp và triệt để ngay từ đầu, phòng ngừa tái diễn.

Bệnh viêm đường tiết niệu có thể phòng ngừa và chữa trị nếu người bệnh phát hiện sớm dấu hiệu và chủ động đi khám để điều trị. Tuyệt đối không được tự sử dụng thuốc khi chưa có chỉ thị của bác sĩ vì nó có thể khiến tình trạng bệnh tiến triển xấu, gây hậu quả không đáng có.

Địa chỉ điều trị viêm đường tiết niệu hiệu quả tại TPHCM

Phòng khám đa khoa Quốc tế, ngụ tại số 221 Nguyễn Thị Minh Khai, Quận I, TPHCM. Là địa chỉ chữa viêm đường tiết niệu hiệu quả. Được nhiều bệnh nhân tin tưởng và lựa chọn.

Hiện phòng khám đã và đang điều trị viêm đường tiết niệu bằng sóng ngắn CSR. Đây là phương pháp trị bệnh hiện đại với ưu điểm:

+ Tăng cường khả năng thẩm thấu của thuốc vào các tổ chức bệnh.

+ Có thể điều trị tổng hợp nhiều vi khuẩn gây bệnh chính xác, hiệu quả.

+ Tiêu diệt triệt để các loại vi khuẩn gây bệnh, mất ít thời gian điều trị, không tái phát.

Với đội ngũ bác sĩ giỏi, tay nghề cao, có nhiều năm kinh nghiệm. Phòng khám đã điều trị thành công cho hàng nghìn người bệnh. Giúp họ lấy lại được sự tự tin trong cuộc sống.

Môi trường y tế của phòng khám đảm bảo độ vô trùng tuyệt đối. Đạt tiêu chuẩn quốc tế đảm bảo an toàn.

Bên cạnh đó, chi phí thăm khám lại công khai, minh bạch. Do vậy, các bạn có thể yên tâm lựa chọn phòng khám Đa khoa quốc tế HCM để chữa bệnh viêm đường tiết niệu.

Với những thông tin tổng quan về bệnh viêm đường tiết niệu, hi vọng rằng đã giúp mọi người hiểu hơn về căn bệnh này, để biết nhận biết và có hướng điều trị, cũng như phòng tránh kịp thời. Nếu còn thắc mắc nào, các bạn hãy gọi đến số 038.558.1111. Để được bác sĩ chuyên khoa tư vấn cụ thể hơn.