[ Vitamin PP ] : Công dụng , liều dụng , lưu ý và cách sử dụng . Cùng 2bacsi tìm hiểu nhé !
Tên gốc: vitamin PP
Phân nhóm: Vitamin nhóm B/ vitamin nhóm B, C kết hợp
Tên biệt dược: Niacin SR®
Tên hoạt chất: Vitamin PPThương hiệu: vitamin-pp và Vitamin-PP.
Tác dụng Tác dụng của vitamin PP là gì?Vitamin PP, còn được gọi axit nicotinic, là một loại vitamin B (vitamin B3) thường được dùng với hàm lượng 500mg. Vitamin PP có ở trong thực vật và động vật.
Vitamin PP 500mg được dùng điều trị và ngăn ngừa thiếu vitamin PP tự nhiên trong cơ thể, làm giảm cholesterol và triglycerides (các loại chất béo) trong máu. Vitamin này cũng được dùng để làm giảm nguy cơ đau tim ở người có cholesterol máu cao từng bị đau tim. Đôi khi, vitamin PP được dùng điều trị bệnh xơ vữa động mạch.
Liều dùngNhững thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Bạn hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi quyết định dùng thuốc.
Liều dùng vitamin PP cho người lớn như thế nào?Liều dành cho người lớn thông thường đối với tình trạng thiếu hụt vitamin PP: bạn dùng 10-20mg mỗi ngày một lần. Vitamin PP cũng có thể được tiêm ngoài da như một dạng của vitamin tổng hợp.
Liều dùng vitamin PP cho trẻ em như thế nào?Nam giới:
Trẻ từ 14 đến 18 tuổi: bạn cho trẻ uống 16mg mỗi ngày.
Nữ giới:
Trẻ từ 14-18 tuổi: bạn cho trẻ uống 14mg mỗi ngày.
Cách dùng Bạn nên dùng vitamin PP như thế nào?Bạn nên sử dụng vitamin PP đúng theo chỉ dẫn trên nhãn hoặc theo chỉ định của bác sĩ. Bạn không sử dụng với lượng lớn hoặc nhỏ hơn hay lâu hơn so với chỉ định.
Vitamin PP nên được dùng trước giờ đi ngủ cùng với bữa ăn nhẹ ít béo.
Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào trong quá trình sử dụng thuốc, hãy hỏi bác sĩ hoặc dược sĩ.
Bạn nên làm gì trong trường hợp dùng quá liều?Trong trường hợp khẩn cấp hoặc quá liều, gọi ngay cho Trung tâm cấp cứu 115 hoặc đến trạm Y tế địa phương gần nhất.
Ngoài ra, bạn cần ghi lại và mang theo danh sách những loại thuốc bạn đã dùng, bao gồm cả thuốc kê toa và thuốc không kê toa.
Khi bị quá liều, bác sĩ sẽ sử dụng các biện pháp thông thường như gây nôn, rửa dạ dày, điều trị triệu chứng và hỗ trợ.
Bạn nên làm gì nếu quên một liều?Nếu bạn quên dùng một liều thuốc, hãy dùng càng sớm càng tốt. Tuy nhiên, nếu gần với liều kế tiếp, bạn hãy bỏ qua liều đã quên và dùng liều kế tiếp vào thời điểm như kế hoạch. Không dùng gấp đôi liều đã quy định.
Tác dụng phụ Bạn sẽ gặp tác dụng phụ nào khi dùng vitamin PP?Gọi bác sĩ ngay nếu bạn có bất kỳ phản ứng phụ nghiêm trọng nào sau đây:
- Tim đập nhanh hoặc nhịp không đều;
- Khó thở;
- Sưng tấy;
- Vàng da hoặc mắt;
- Đau cơ, dị ứng hoặc có các triệu chứng sốt hay cúm và nước tiểu màu sẫm.
Nếu bạn bị tiểu đường, hãy nói với bác sĩ về bất cứ sự thay đổi mức đường trong máu của bạn.
Tác dụng phụ ít nghiêm trọng của vitamin PP 500mg bao gồm:
- Chóng mặt nhẹ;
- Da ấm, đỏ hoặc cảm giác châm chít dưới da;
- Ngứa, da khô;
- Đổ mồ hôi hoặc ớn lạnh;
- Buồn nôn, tiêu chảy, ợ hơi;
- Đau cơ, co thắt chân;
- Vấn đề về giấc ngủ (mất ngủ).
Đây không phải là danh mục đầy đủ tất cả các tác dụng phụ và có thể xảy ra những tác dụng phụ khác. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về tác dụng phụ, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ.
Thận trọng/Cảnh báo Trước khi dùng vitamin PP, bạn nên lưu ý những gì?Trước khi dùng thuốc, bạn nên báo với bác sĩ hoặc dược sĩ nếu:
- Bạn đang mang thai hoặc cho con bú. Bạn cần phải dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ trong trường hợp này;
- Bạn dị ứng với bất kì thành phần nào của thuốc;
- Bạn đang dùng những thuốc khác (bao gồm thuốc được kê toa, không kê toa, thảo dược và thực phẩm chức năng);
- Bạn định dùng thuốc cho trẻ em hoặc người cao tuổi;
- Bạn đang hoặc đã từng mắc các bệnh lý.
Để đảm bảo bạn dùng vitamin PP 500mg an toàn, hãy nói bác sĩ nếu bạn có bất kỳ điều kiện nào sau đây:
- Bệnh gan hoặc thận;
- Bệnh tim hoặc đau thắt ngực không kiểm soát được;
- Loét dạ dày;
- Bệnh tiểu đường;
- Bệnh gút;
- Rối loạn cơ như chứng nhồi máu.
Vẫn chưa có đầy đủ các nghiên cứu để xác định rủi ro khi dùng thuốc này trong thời kỳ mang thai hoặc cho con bú. Trước khi dùng thuốc, hãy luôn hỏi ý kiến bác sĩ để cân nhắc giữa lợi ích và nguy cơ.
Tương tác thuốc Vitamin PP có thể tương tác với những thuốc nào?Vitamin PP có thể làm thay đổi khả năng hoạt động của thuốc khác mà bạn đang dùng hoặc gia tăng ảnh hưởng của các tác dụng phụ. Để tránh tình trạng tương tác thuốc, tốt nhất là bạn viết một danh sách những thuốc bạn đang dùng (bao gồm thuốc được kê toa, không kê toa, thảo dược và thực phẩm chức năng) và cho bác sĩ hoặc dược sĩ xem. Để đảm bảo an toàn khi dùng thuốc, bạn không tự ý dùng thuốc, ngưng hoặc thay đổi liều lượng của thuốc mà không có sự cho phép của bác sĩ.
Bạn cần báo với bác sĩ về tất cả các loại thuốc giảm cholesterol khác mình đang dùng cùng vitamin PP 500mg, đặc biệt là atorvastatin (Lipitor®, Caduet®), fluvastatin (Lescol®), lovastatin (Mevacor®, Altoprev®, Advicor®), pravastatin (Pravachol®) hoặc simvastatin (Zocor®, Simcor®, Vytorin®, Juvisync®).
Bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ nếu đang sử dụng bất kỳ loại thuốc sau đây cùng với vitamin PP:
- Chất làm loãng máu như warfarin (Coumadin®, Jantoven®);
- Vitamin tổng hợp hoặc chất bổ sung khoáng chất có chứa vitamin PP;
- Thuốc hạ huyết áp hoặc thuốc tim mạch như amlodipin (Norvasc®, Caduet®, Exforge®, Lotrel®, Tekamlo®, Tribenzor®, Twynsta®, Amturnide®), diltiazem (Cardizem®, Cartia®, Dilacor®, Diltia®, Diltzac®, Taztia®, Tiazac®), felodipin (Plendil®), nicardipine (Cardene®), nifedipine (Procardia®, Adalat®), nimodipine (Nimotop®), nisoldipine (Sular®) hoặc verapamil (Calan®, Covera®, Isoptin®, Verelan®);
- Thuốc tim như: doxazosin (Cardura®), isosorbide (Dilatrate®, Imdur®, Isordil®, Monoket®, Sorbitrate®), nitroglycerin (Nitro-Bid®, Nitro-Dur®, Nitrostat®), prazosin (Minipress®) hoặc terazosin (Hytrin®).
Thức ăn, rượu và thuốc lá có thể tương tác với vài loại thuốc nhất định. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ về việc uống thuốc cùng thức ăn, rượu và thuốc lá.
Tình trạng sức khỏe nào ảnh hưởng đến vitamin PP?Tình trạng sức khỏe của bạn có thể ảnh hưởng đến việc sử dụng thuốc này. Báo cho bác sĩ biết nếu bạn có bất kỳ vấn đề sức khỏe nào.
Bảo quản thuốc Bạn nên bảo quản vitamin PP như thế nào?Bạn nên bảo quản ở nhiệt độ phòng, tránh ẩm và tránh ánh sáng. Không bảo quản trong phòng tắm hoặc trong ngăn đá. Bạn nên nhớ rằng mỗi loại thuốc có thể có các phương pháp bảo quản khác nhau. Vì vậy, bạn nên đọc kỹ hướng dẫn bảo quản trên bao bì hoặc hỏi dược sĩ. Giữ thuốc tránh xa tầm tay trẻ em và thú nuôi.
Bạn không nên vứt thuốc vào toilet hoặc đường ống dẫn nước trừ khi có yêu cầu. Thay vì vậy, hãy vứt thuốc đúng cách khi thuốc quá hạn hoặc không thể sử dụng. Bạn có thể tham khảo ý kiến dược sĩ hoặc công ty xử lý rác thải địa phương về cách tiêu hủy thuốc an toàn.
Dạng bào chế Vitamin PP có những dạng và hàm lượng nào?Vitamin PP có ở dạng viên nén, hàm lượng 100mg, 500mg.
Vitamin PP còn có tên gọi là nicotinamid. Vitamin PP là vitamin nhóm B tan trong nước có trong nhiều thực phẩm như nấm men, thịt, cá, sữa, trứng, rau xanh và các hạt ngũ cốc. bên cạnh đó, cá ngừ, rau lá xanh, bông cải xanh, cà chua, cà rốt, khoai lang, bơ là nguồn thực phẩm tốt và giàu vitamin PP.
Vitamin PP https://www.drugs.com/Vitamin PP.html Ngày truy cập 19/4/2017
Vitamin PP. http://www.mims.com/vietnam/drug/info/vitamin%20pp%20mkp. Ngày truy cập 19/4/2017
Nguồn tham khảo :
Bài viết được tham khảo và đánh giá theo các chuyên gia của 2bacsi : https://2bacsi.webflow.io
Xem thêm các bài viết của 2bacsi tại hệ thống website của 2bacsi
http://2bacsi.mystrikingly.com
https://2bacsi-health.jimdofree.com