Khám thai là hoạt động giúp mẹ bầu chăm sóc sức khỏe thai kỳ của mình đúng cách, hơn nữa cũng mang lại rất nhiều lợi ích cho thai nhi. Vậy mẹ bầu cần các mốc siêu âm thai kỳ nào? Mốc khám thai 3 tháng đầu, 3 tháng cuối như thế nào. Bài viết sau sẽ cung cấp cho bạn lịch khám thai định kỳ của Bộ Y Tế chính xác nhất!
Khám thai định kỳ quan trọng như thế nào?
Khám thai là một hoạt động thăm khám tại cơ sở y tế, diễn ra trong suốt thời gian mang bầu của người mẹ. Hoạt động này rất quan trọng mẹ bầu cần lưu ý. Vì sẽ mang lại những lợi ích sau đây:
- Giúp mẹ bầu nằm rõ được tình hình thai nhi đang phát triển ra sao. Thông qua đó, bác sĩ sẽ tư vấn cho bạn những điều cần lưu ý và chế độ dinh dưỡng tốt nhất khi mang thai để giúp bản thân có một thai kỳ khỏe mạnh.
- Khám thai và có biện pháp xử lý kịp thời, khám thai sẽ giúp bạn giảm nguy cơ tử vong của em bé. Cụ thể, nguy cơ tử vong của thai nhi trong bụng giảm xuống 5 lần so với thai nhi bình thường. Nếu thai nhi có bị bất thường hoặc xuất hiện dị tật bẩm sinh. Bác sĩ có thể tư vấn cho mẹ bầu biện pháp khắc phục. Thai nhi được mẹ đi khám thường xuyên sẽ trở nên khỏe mạnh và và đạt được trọng lượng cao hơn.
- Mỗi xét nghiệm chỉ cho kết quả chính xác tương ứng 1 khoảng thời gian nhất định. Vì thế mẹ bầu cần phải khám thai thường xuyên, định kỳ theo chỉ định của bác sĩ.
15 Mốc khám thai định kỳ mẹ bầu cần lưu ý
Các mốc siêu âm thai định kỳ quan trọng mẹ bầu cần lưu ý
Vậy cụ thể các mốc siêu âm thai định kỳ như thế nào? Hãy cùng theo dõi tiếp nhé!
Lịch khám thai định kỳ lần đầu
Trễ kinh bao lâu thì đi khám thai lần đầu? Câu hỏi được nhiều chị em quan tâm. Khi thấy bản thân bị trễ kinh ít nhất một tuần thì bạn nên đi khám thai. Nếu có thai, đây sẽ được coi là lần khám đầu tiên.
Ở lần khám thai lần đầu, bạn sẽ được xác định xem có thai hay không thông qua siêu âm hoặc xét nghiệm máu.
- Đầu tiên bạn sẽ được kiểm tra chiều cao, cân nặng, đo huyết áp
- Bác sĩ cũng cho bạn thực hiện siêu âm đầu dò để kiểm tra xem thai nhi đã vào được đến tử cung hay chưa.
- Tuy nhiên nếu thai nhi còn quá nhỏ thì máy móc hiện đại cũng có thể không nhìn thấy được thai. Lúc này cần đến kết quả xét nghiệm máu.
Sau khi có kết quả thăm khám, bác sĩ sẽ cho bạn những lời khuyên về chế độ dinh dưỡng hàng ngày. Ở thời điểm này, bạn cần bổ sung nhiều chất dinh dưỡng, đặc biệt là axit folic.
Ngoài ra bạn cũng cần tuân thủ một lối sống lành mạnh. Cần tránh xa ma túy, thuốc lá, rượu bi,a chất kích thích… Vì chúng có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng cho thai nhi.
Trong lần khám thai đầu tiên chị em cần cung cấp cho bác sĩ một số thông tin như:
- Kinh nguyệt của bạn có đều không, ngày kinh cuối.
- Bạn có từng bị sẩy thai, sinh non ở những lần trước không.
- ….
Sau quá trình thăm khám, bác sĩ sẽ hẹn bạn sau khoảng 4 tuần đến khám lại. Tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe thai phụ hoặc tình trạng thai nhi có thể đổi lịch khám thai lần đầu sớm hơn.
Lịch khám thai 3 tháng đầu giai đoạn 8-12 tuần
Ở lần khám thai thứ hai, bạn sẽ được bác sĩ đo cân nặng và kiểm tra huyết áp.
Khi thai nhi được từ 7 tới 8 tuần, bác sĩ thường cho kiểm tra nhịp tim, kích thước và vị trí của túi thai.
Sau 10 tuần thai phụ đã có thể thực hiện các xét nghiệm như: Xét nghiệm nhóm máu, trong đó có nhóm máu Rh, cấy nước tiểu, công thức máu, xét nghiệm kháng thể Rubella… Một số xét nghiệm không cần thực hiện nếu như trước khi mang thai chị em đã thực hiện kiểm tra sức khỏe tổng thể tiền hôn nhân.
Ở tuần 11 – 12, thai nhi sẽ được xét nghiệm để chẩn đoán cấu trúc thai và di truyền nhiễm sắc thể sớm.
Từ tuần thứ 12 tới tuần thứ 14, bác sĩ sẽ cho siêu âm kiểm tra độ mờ da gáy và tư vấn thực hiện sàng lọc di truyền.
Nếu kết quả độ mờ da gáy cao, bác sĩ sẽ chỉ định bạn xét nghiệm chuyên sâu hơn để sàng lọc nguy cơ hội chứng Down, Trisomy 13 và Trisomy 18 là bao nhiêu. Vì vậy, ở mốc siêu âm thai kỳ này rất quan trọng, mẹ bầu không được quên.
Sau khi thực hiện các xét nghiệm kể trên, bác sĩ cũng sẽ cho chị em những lời khuyên hợp lý để bảo vệ thai kỳ ở thời điểm này. Ví dụ, chị em vẫn cần chú trọng đến chế độ dinh dưỡng, ăn uống cũng như vệ sinh thực phẩm của bản thân. Ngoài bổ sung axit folic, ở giai đoạn này bạn cần phải bổ sung thêm nhiều sắt, đặc biệt với những chị em bị thiếu máu.
Lịch khám thai định kỳ trong tam cá nguyệt thứ 2 {giai đoạn 16 đến 20 tuần}
Khi chị em đến khám thai ở tuần thứ 15 – 16, bác sĩ sẽ cho bạn đo cân nặng và huyết áp. Ngoài ra, thai nhi có thể được siêu âm để theo dõi nhịp tim và sự phát triển bình thường của bé.
Ở tuần thứ 18 – 20, các xét nghiệm được giữ nguyên. Tuy nhiên thai nhi có thể được kiểm tra thêm sự hoàn thiện về nội tạng. Ở giai đoạn này mẹ bầu đã có thể biết bé của mình là trai hay gái.
Sau khi thực hiện các xét nghiệm kể trên, bác sĩ tiếp tục cho thai phụ những lời khuyên hữu ích. Chế độ dinh dưỡng ở thời điểm này ngoài bổ sung sắt và axit folic, còn cần một lượng canxi nhất định. Nhờ chế độ dinh dưỡng này thai phụ có thể tránh được nguy cơ bị mắc bệnh loãng xương.
Mốc khám thai quan trọng giai đoạn 22 đến 28 tuần
Từ tuần thứ 24 đến tuần thứ 25, khi đến cơ sở y tế người mẹ sẽ được đo cân nặng và huyết áp. Trong khi đó, thai nhi có thể được siêu âm để theo dõi nhịp tim, cử động và sự phát triển bình thường của bé.
Từ tuần thứ 26 đến 28, thai phụ có thể sàng lọc bệnh tiểu đường thai kỳ bằng cách xét nghiệm dung nạp Glucose. Bác sĩ cũng sẽ cho bạn kiểm tra để để xem có dấu hiệu bị huyết áp cao hoặc sinh non hay không.
Một số xét nghiệm khác có thể được thực hiện như:
- Xét nghiệm máu để kiểm tra nồng độ tiểu cầu và mức độ thiếu máu.
- Kiểm tra lại các bệnh viêm gan B, viêm gan C, giang mai, HIV…
- Tiêm thuốc immunoglobulin chống D cho những người mẹ có nhóm máu Rh âm.
- Xét nghiệm nước tiểu nếu thai phụ tăng huyết áp hoặc có dấu hiệu nhiễm trùng đường tiết niệu.
- Nếu chưa đủ 5 mũi tiêm phòng uốn ván trước khi mang thai, mẹ bầu có thể tiêm ở thời gian này.
Từ tuần thứ 22 đến 28, bác sĩ sẽ khuyên bạn bổ sung vào chế độ dinh dưỡng hàng ngày nhiều sắt, canxi, DHA và vitamin tổng hợp. Ngoài ra bạn cũng có thể tham gia lớp học tiền sản và lên kế hoạch cho quá trình sinh con.
Lịch khám khai 3 tháng cuối – giai đoạn 28 đến 36 tuần
Từ 28 tuần trở đi, cứ sau 2 đến 3 tuần bạn khám thai một lần cho tới khi được 36 tuần. Trong thời gian đó bác sĩ sẽ tiếp tục lắng nghe nhịp tim của em bé, ghi lại sự phát triển và kiểm tra vị trí của bé trong bụng mẹ.
Đây cũng là thời điểm tiêm thuốc immunoglobulin thứ hai dành cho những thai phụ có nhóm máu Rh âm tính.
Khi thai kỳ được 36 tuần tuổi, bạn sẽ được xét nghiệm để sàng lọc bệnh lây truyền qua đường tình dục và kiểm tra vùng chậu.
Với những trường hợp em bé chưa quay đầu xuống, ở thời gian này bác sĩ sẽ giới thiệu cho bạn các bài tập để giúp em bé quay đầu xuống dưới.
Ngoài ra bạn cũng sẽ được bác sĩ lưu ý chú trọng vấn đề dinh dưỡng. Bạn vẫn cần bổ sung các loại thực phẩm giàu vitamin, canxi, sắt, DHA và tuân thủ một lối sống lành mạnh, khoa học, tránh xa các chất độc hại.
Khám thai định kỳ giai đoạn từ 36 tuần đến khi sinh
Từ tuần thứ 36 trở đi, mỗi tuần một lần bạn đến cơ sở y tế để theo dõi huyết áp, kiểm tra tình trạng nước ối, nhau thai và thai nhi.
Đây là thời điểm bạn đã có thể đăng ký sinh, sau đó chờ chuyển dạ và nhập viện ở cơ sở y tế bạn lựa chọn.
Từ tuần thứ 40, cứ mỗi 2 đến 4 ngày bạn cần phải theo dõi một lần. Nếu không có dấu hiệu chuyển dạ, có thể bạn phải mổ để đưa bé ra ngoài. Nếu bác sĩ phát hiện thấy nguy cơ gì bất thường cũng sẽ cho bạn thực hiện mổ đẻ.
Trong khoảng thời gian này bạn vẫn cần chú trọng chế độ dinh dưỡng, tránh xa thuốc lá, rượu bia, chất kích thích. Đồng thời bạn cần chuẩn bị những hồ sơ cần thiết nhất cho quá trình chuyển dạ.
Những yếu tố làm lịch khám thai thay đổi
Thông thường đối với mỗi thai phụ, tần suất khám thai ra sao còn tùy thuộc vào sức khỏe của người đó và tình trạng phát triển của thai nhi.
Nếu như thai nhi phát triển bất thường hoặc mặc sức khỏe của người mẹ có vấn đề, số lần khám thai có thể tăng lên so với bình thường. Trong những lần khám thai đó, bác sĩ sẽ bổ sung các xét nghiệm cần thiết để kiểm tra, đảm bảo cho bạn có một thai kỳ thuận lợi, khuẩn mạnh.
Những yếu tố có thể làm tăng số lần khám thai của mẹ bầu trong thời gian thai kỳ gồm:
Người mẹ từ 35 tuổi trở lên
Nghiên cứu khoa học cho thấy nếu người mẹ sinh con ở độ tuổi sau 35, nguy cơ em bé sinh ra bị dị tật bẩm sinh sẽ cao hơn bình thường. Những đối tượng này cũng có nguy cơ biến chứng khi mang thai cao.
Người mẹ có vấn đề sức khỏe
Thai phụ có thể được bác sĩ yêu cầu đến cơ sở y tế thường xuyên hơn nếu mắc bệnh cao huyết áp, hoặc tiểu đường. Những người bị bệnh béo phì, thiếu máu, hen suyễn, Lupus cũng được bác sĩ đề xuất tăng số lần khám thai.
Ngoài ra, những mẹ bầu có vấn đề về sức khỏe càng phải chú trọng nhiều hơn trong khâu dinh dưỡng và sinh hoạt trong quá trình mang bầu.
Gặp phải bất thường trong thai kỳ
Thực tế cho thấy nhiều mẹ bầu khi mang thai gặp phải các triệu chứng dọa sảy thai. Một số thai nhi khi kiểm tra cũng cho thấy dấu hiệu bị dị tật bẩm sinh. Những mẹ bầu có thai nhi bất thường như trên sẽ được bác sĩ chỉ định đến khám thai nhiều hơn và được khuyến khích tuân theo một chế độ chăm sóc đặc biệt.
Ngoài ra trong các lần khám thai. Bác sĩ sẽ tìm hiểu xem bạn có có bị nguy cơ tiểu đường, huyết áp thai kỳ hoặc tiền sản giật hay không. Bất kỳ nguy cơ nào liên quan cũng đòi hỏi bạn phải đến cơ sở y tế thường xuyên hơn để được theo dõi chặt chẽ bởi bác sĩ chuyên khoa.
Gặp phải nguy cơ sinh non
Bạn nên đến cơ sở y tế nhiều hơn nếu có nguy cơ sảy thai, có tiền sử sinh non. Hoặc xuất hiện các dấu hiệu cho thấy sẽ sinh non.
Qua bài viết trên, bạn đã nắm được lịch khám thai định kỳ dành cho thai phụ. Dù khám thai ở giai đoạn nào bạn cũng cần cần lắng nghe lời khuyên của bác sĩ và chủ động dưỡng thai cẩn thận. Bất kỳ nguy cơ nào xảy ra cũng đòi hỏi một phản ứng nhanh chóng, kịp thời để bảo vệ thai kỳ, bảo vệ mẹ và bé.