Return to site

Lạc nội mạc cổ tử cung: Triệu chứng & Điều trị

Lạc nội mạc tử cung là gì? Đau bụng kinh là triệu chứng điển hình của bệnh. Mặc dù là bệnh lý lành tính, nhưng nếu để kéo dài có thể gây ra nhiều biến chứng như vô sinh. Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ những thông tin mới nhất về bệnh và kinh nghiệm chữa lạc nội mạc tử cung bằng thuốc, từ đông y an toàn mới nhất 2021. Cùng tìm hiểu nhé!

Lạc nội mạc tử cung là bệnh gì?

Quá trình hình thành nội mạc tử cung gắn liền với quá trình rụng trứng. Khi trứng bắt đầu rụng, ở tử cung hình thành các tế bào nội mạc để chuẩn bị cho quá trình thụ thai. Phôi thai sẽ bám vào các tế bào nội mạc tử cung này được phát triển thành thai nhi. Khi trứng không được thụ tinh, nội mạc tử cung sẽ bong ra ngoài và trở thành hiện tượng kinh nguyệt.

Lạc nội mạc tử cung chính là tình trạng các tế bào này chảy ngược vào trong. Tình trạng này có thể phát triển ở nhiều bộ phận trong cơ thể. Khi nội mạc tử cung phát triển ở buồng trứng, vòi trứng, nó sẽ gây ra viêm nhiễm buồng trứng và ống dẫn trứng. Khi đó người bệnh có nguy cơ vô sinh rất cao.

Kinh nghiệm chữa lạc nội mạc tử cung

Các vị trí sẽ xuất hiện nội mạc tử cung là:

  • Phúc mạc
  • Buồng trứng: Bệnh có thể xuất hiện ở bất kỳ vị trí nào trong buồng trứng bao gồm cả ống dẫn chứng.
  • Bề mặt ngoài của tử cung
  • Bàng quang, niệu quản
  • Ruột và trực tràng
  • Túi cùng: Đây là vị trí thấp nhất của ổ bụng
  • Ngoài ra có thể hình thành ở ngoài vùng chậu và các bộ phận khác trong cơ thể.

Bệnh lạc nội mạc tử cung thường xuất hiện ở nữ giới từ 30 đến 40 tuổi. Có đến 10% phụ nữ trong độ tuổi sinh sản có thể mắc phải căn bệnh này. Tuy nhiên, phần lớn người bệnh không có triệu chứng rõ ràng.

Đối tượng dễ bị mắc bệnh lạc nội mạc tử cung

Qua nghiên cứu, các bác sĩ cho biết những đối tượng dưới đây sẽ dễ mắc bệnh.

  • Nữ giới chưa sinh con hoặc mãn kinh muộn
  • Trong gia đình đã từng có người mắc bệnh
  • Có kinh nguyệt sớm trước 11 tuổi hoặc quá muộn
  • Chu kỳ kinh nguyệt quá ngắn, dưới 27 ngày
  • Hay bị rong kinh kéo dài trên 7 ngày
  • Quả nhẹ cân, tỷ lệ mỡ cơ thể thấp
  • Có bất thường trong hệ thống cơ quan sinh sản

Triệu chứng của lạc nội mạc tử cung

Các triệu chứng của bệnh lạc nội mạc tử cung không điển hình nên rất khó nhận biết. Chúng còn khá giống các bệnh viêm nhiễm phụ khoa thông thường. Do đó, chị em cần đặc biệt chú ý để phát hiện sớm căn bệnh này.

Các triệu chứng có thể xuất hiện của bệnh  là:

  • Đau nhiều hơn khi hành kinh: Bình thường, chị em sẽ bị đau bụng và đau vùng chậu trong thời gian hành kinh. Bệnh khiến cho tình trạng này xuất hiện sớm hơn và kéo dài hơn.
  • Đau khi quan hệ tình dục là triệu chứng khá phổ biến của bệnh
  • Chảy máu âm đạo ồ ạt giữa chu kỳ hành kinh hoặc trong khi hành kinh
  • Một số vị trí lạc nội mạc còn khiến người bệnh còn có thể đau khi di chuyển hoặc đi tiểu
  • Lạc nội mạc tử cung ở vòi trứng sẽ khiến người bệnh khó thụ thai.
  • Bệnh cũng có một số triệu chứng liên quan đến đường tiêu hóa như tiêu chảy táo bón hoặc buồn nôn. Triệu chứng này thường diễn ra trong suốt được hành kinh.

Nữ giới mắc bệnh lạc nội mạc tử cung do đâu?

Các chuyên gia vẫn chưa xác định được chính xác nguyên nhân gây ra bệnh lạc nội mạc tử cung. Tuy nhiên các yếu tố được cho là làm tăng nguy cơ gây ra căn bệnh này là:

  • Kinh nguyệt chảy ngược vào trong

Đây là tình trạng kinh nguyệt không chảy ra đường âm đạo mà chảy ngược lên ống dẫn trứng và khu vực vùng chậu. Khi đó, các tế bào tử cung sẽ lạc đến khu vực chậu và bề mặt các cơ quan vùng chậu. Tại đây chúng sẽ tiếp tục phát triển dày lên và chảy máu.

  • Sự biến đổi của tế bào phúc mạc:

Nguyên nhân thứ hai được cho là hình thành lạc nội mạc là sự biến đổi của các tế bào phúc mạc. Điều này xảy ra do hormone hoặc các yếu tố miễn dịch thúc đẩy quá trình này.

  • Tế bào phôi biến đổi

Tế bào phôi có thể bị biến đổi thành tế bào nội mạc tử cung trong quá trình dậy thì, do sự tác động của hormone estrogen.

  • Sẹo do phẫu thuật:

Phẫu thuật ở vùng tử cung cung có nguy cơ để lại sẹo. Tại vị trí sẹo này, tế bào nội mạc tử cung có thể bám dính lên đó.

  • Tế bào nội mạc dịch chuyển

Tế bào nội mạc tử cung có thể di chuyển đến các bộ phận khác của cơ thể do tác động của mạch máu hoặc dịch mô.

  • Hệ miễn dịch bất thường

Đây là vấn đề ở hệ miễn dịch khiến cơ thể không phát hiện được các tế bào nội mạc phát triển bất thường để xử lý chúng.

Bệnh lạc nội mạc tử cung có nguy hiểm không?

Tùy vào vị trí lạc nội mạc tử cung mà bệnh dễ gây ra những ảnh hưởng khác nhau đến sức khỏe. Biến chứng có thể có của bệnh là:

Gây rối loạn nội tiết

Các mô bị lạc nội mạc tử cung sẽ vẫn có hiện tượng chảy máu giống như kinh nguyệt. Vì vậy người bệnh có thể bị chảy máu bất thường. Tình trạng này sẽ gây kích thích các mô xung quanh và gây ra tình trạng sưng viêm. Các mô chảy máu và bị phá hủy, sẽ hình thành sẹo, gọi là sự kết dính. Việc này đôi khi khiến các cơ quan bị dính vào nhau. Tình trạng chảy máu sưng viêm cũng khiến người bệnh bị đau, nhất là trước và trong chu kỳ kinh nguyệt.

Ngoài ra, bệnh còn làm rối loạn nội tiết và gây ra các hệ quả cho sức khỏe sinh sản.

Gây vô sinh

Biến chứng nguy hiểm nhất của bệnh nào dẫn đến vô sinh. Có đến 40% trường hợp vô sinh có liên quan đến căn bệnh này. Khi lạc nội mạc tử cung phát triển trong ống dẫn trứng sẽ gây cản trở cho quá trình trứng phóng ra ngoài. Đồng thời tình trạng viêm nhiễm này cũng giết chết tinh trùng trước khi chúng có thể thụ tinh. Trong trường hợp nghiêm trọng, ống dẫn trứng có thể bị chặn lại do sự kết dính của mô sẹo. Khi đó, trứng không thể dùng để thụ tinh.

Chẩn đoán bệnh lạc nội mạc tử cung thế nào?

Chỉ thông qua khám lâm sàng, bác sĩ sẽ không thể kết luận được. Để chẩn đoán căn bệnh này, bạn cần thực hiện các biện pháp sau:

  • Khám vùng chậu: Đầu tiên, bác sĩ sẽ khám vùng chậu để phát hiện các bất thường bao gồm khối u và sẹo (nếu có).
  • Sau đó bác sĩ sẽ siêu âm toàn bộ hệ sinh dục để phát hiện các tế bào nội mạc tử cung.
  • Chụp MRI

Thông qua 3 phương pháp trên, các bác sĩ xác định chính xác được vị trí nội mạc tử cung. Tiếp đó, bác sĩ sẽ sinh thiết để biết chính xác tính chất của lạc nội mạc tử cung để có phương pháp điều trị thích hợp.

Kinh nghiệm điều trị bệnh lạc nội mạc tử cung như thế nào?

Cách điều trị bệnh lạc nội mạc tử cung sẽ tùy thuộc vào tình trạng bệnh của mỗi người. Sau khi thăm khám, bác sĩ sẽ quyết định điều trị bằng thuốc hoặc phẫu thuật. Cũng có khi, người bệnh sẽ phải áp dụng cả hai phương pháp này.

Cụ thể là:

Liệu pháp hormones

Nếu bệnh gây ra rối loạn nội tiết thì người bệnh sẽ được điều trị bằng liệu pháp hormone. Biện pháp này sẽ làm giảm tình trạng đau bụng kinh. Đồng thời hệ nội tiết cân bằng sẽ hạn chế sự hình thành của lạc nội mạc tử cung.

Tuy nhiên đây không phải là phương pháp điều trị triệt để căn bệnh này. Người bệnh vẫn phải theo dõi, nếu tình trạng bệnh tái phát trở lại và có xu hướng nặnghơn thì sẽ phải áp dụng phẫu thuật.

Phẫu thuật nội soi 

Đối với phụ nữ chưa sinh con mà vẫn muốn sinh con thì phải điều trị bằng phương pháp phẫu thuật nội soi. Đây còn gọi là phương pháp nội soi bảo tồn. Phẫu thuật nội soi cổ tử cung sẽ chỉ loại bỏ tế bào nội nội mạc bị lạc mà không gây ảnh hưởng đến tử cung và buồng trứng. Do đó người bệnh vẫn có thể mang thai và sinh con.

Cắt bỏ cơ quan bị lạc nội mạc tử cung

Trường hợp phụ nữ lớn tuổi không có nhu cầu sinh con nữa thì có thể điều trị bằng biện pháp cắt bỏ toàn bộ tử cung, buồng trứng và vòi trứng. Đây là biện pháp tối ưu để ngăn ngừa bệnh tái phát cũng như gây ra ung thư. Thông thường các bác sĩ chỉ áp dụng phương pháp này cho phụ nữ đã mãn kinh hoặc có các triệu chứng chảy máu nhiều. Cũng có trường hợp người bệnh chỉ cần cắt bỏ tử cung mà không cần cắt bỏ buồng trứng. Việc này sẽ ngăn ngừa được nguy cơ mãn kinh sớm hoặc mắc các bệnh mãn tính khác.

Điều trị vô sinh

Khi bệnh lạc nội mạc tử cung gây vô sinh, người bệnh có thể điều trị vô sinh bằng thụ tinh trong ống nghiệm khoảng thụ tinh nhân tạo.

Những lưu ý khi điều trị lạc nội mạc tử cung

Một điều rất quan trọng khi điều trị là làm chậm quá triển của nội mạc tử cung. Dưới đây là một số phương pháp có thể áp dụng:

  • Tắm hoặc chườm nước ấm có thể làm giảm các cơn co thắt và giảm đau vùng chậu
  • Tập thể dục, châm cứu hay massage có thể làm các triệu chứng của bệnh
  • Người bệnh nên ăn uống lành mạnh, ưu tiên rau xanh. Hạn chế các loại thịt đỏ và đồ ăn có chứa nhiều chất béo vì các thực phẩm này kích thích cơ thể sản sinh estrogen nhiều hơn. Khi đó hệ nội tiết sẽ mất cân bằng và làm tăng nguy cơ hình thành nội mạc tử cung.

Chúng tôi đã chia sẻ với bạn đầy đủ những thông tin về căn bệnh lạc nội mạc tử cung và cách điều trị. Hi vọng bạn đã nắm được các triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị căn bệnh này. Lạc nội mạc tử cung có thể dẫn đến biến chứng vô sinh, do đó người bệnh cần phát hiện kịp thời để điều trị sớm.