Đau bụng kinh là nỗi lo lắng của bất cứ ai đã và đang trải qua cơn đau dữ dội mỗi khi đến kỳ. Không chỉ gây khó chịu, đau đớn, mà đau bụng kinh còn gây ra nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe. Thậm chí nó cảnh bảo nhiều bệnh phụ khoa ở tử cung –phần phụ. Hãy cùng tìm hiệu về đau bụng kinh và những mẹo giảm đau bụng kinh qua bài viết dưới đây nhé.
ĐAU BỤNG KINH DO ĐÂU?
Đau bụng kinh là cơn đau bụng dưới thường diễn ra trước và trong chu kỳ kinh. Tùy từng người mà mức độ đau từ âm ỉ đến đau quặn bụng dữ dội. Đây là triệu chứng khá bình thường trong chu kỳ kinh nguyệt. Nguyên nhân là do trong chu kỳ kinh 2 loại hormone là prostaglandin và progesterone tăng đột biến gây viêm niêm mạc thành tử cung và gây đau. Ngoài ra, trong chu kỳ kinh, tử cung co bóp để đẩy máu kinh ra ngoài cũng là nguyên nhân gây đau bụng.
Tuy nhiên, cơn đau bụng kinh có thể trầm trọng hơn bởi một số thói quen sinh hoạt ăn uống không đúng hoặc do một số bệnh lý ở cơ quan sinh sản như sau:
- Do chế độ ăn uống: Ăn uống nhiều đồ lạnh trong những ngày hành kinh
- Vận động mạnh, tập thể thao cường độ mạnh hoạch lao động nặng nhọc
- Những bất thường ở tử cung: u xơ tử cung, hẹp cổ tử cung, vị trí của cổ tử cung không bình thường,
- Mắc bệnh viêm vùng chậu: thường là kết quả của viêm nhiễm cơ quan sinh dục lây lan lên.
MẸO GIẢM ĐAU BỤNG KINH DỮ DỘI TẠI NHÀ?
Nếu nguyên nhân gây đau bụng kinh do các bệnh lý gây ra thì bạn cần đến cơ sở y tế để điều trị. Còn nếu do các yếu tố khác quan không thể tránh được là tử cung co bóp thì hoàn toàn có thể giảm nhẹ cơn đau tại nhà như sau:
- Giảm đau bụng kinh bằng cách chườm nóng
Chườm nóng vùng bụng là một trong những cách giảm đau bụng kinh đơn giản và hiệu quả. Khi bụng được ủ ấm sẽ làm cơ trơn tử cung co giãn tốt, hỗ trợ tuần hoàn máu được lưu thông dễ dàng. Nhờ vậy, tử cung cũng sẽ co bóp nhẹ nhàng hơn giúp nữ giới giảm đau rõ rệt.
Ngòa ra, chị em cũng có thể tắm nước ấm để điều hòa hoạt động tử cung. Theo đó, trước khi đi ngủ chị em tắm nước ấm sẽ giúp giảm đau và thư giãn và ngủ sâu giấc hơn.
- Uống nước ấm
Uống nước ấm cũng là cách để giảm bớt những cơn đau bụng kinh khó chịu. Nước giúp điều hòa máu kinh ra ngoài. Bên cạnh đó, nước ấm còn giúp làm ấm bụng và tử cung được thư giãn hơn, nhờ vậy giảm các cơ đau co thắt.
- Xoa bóp để làm giảm cơn đau bụng kinh
Xoa bóp, massage vùng bụng dưới cũng là mẹo giảm đau bụng kinh dữ dội tại nhà. Để tăng hiệu quả, chị em có thể sử dụng thêm tinh dầu như: quế, khuynh diệp, bạch đàn….
Chị em nên massage nhẹ nhàng, tránh làm cơn đau càng nghiêm trọng hơn.
- Cải thiện cơn đau bụng kinh bằng cách dùng gừng tươi
Gừng có tính ấm hỗ trợ tuần hoàn và lưu thông máu. Ngoài ra, gừng còn có tác dụng làm giảm nhẹ cơn có thắt tử cung. Do đó, có công dụng cải thiện chứng đau bụng kinh. Bên cạnh đó, gừng còn chứa một số thành phần làm giảm cơn đau như:
- Chất cineole làm thư giãn hệ thần kinh, ngăn chặn những cơn đau và giúp chị em ngủ ngon hơn.
- Hoạt chất Zingerone và Gingerol có khả năng gây ức chế sản xuất prostaglandin – đây là nguyên nhân chính gây ra các cơn đau bụng và là nguyên nhân gây viêm nội mạc tử cung.
- Thêm nữa, gừng có có tác dụng kích thích vị giác, cải thiện chán ăn, cảm giác buồn nôn và khó chịu trong những ngày “dâu”.
Theo đó, bạn có thể sử dụng sừng tươi giã nát hoặc xay nhỏ và bọc vào một tấm vải. Sau đó chườm lên vùng bụng dưới từ 7 – 20 phút. Hoặc tắm với tinh dầu gừng, cũng là biện pháp thư giãn tốt.
- Tập thể dục để làm giảm cơn đau bụng kinh
Đến chu kỳ kinh nguyệt chị em thường mệt mỏi và không muốn vận động. Tuy nhiên, theo một số chuyên gia thì bạn có thể tập thể dục nhẹ nhàng để làm giảm những triệu chứng đau lưng, nhức mỏi.
Khi vận động cơ thể sẽ sản sinh ra hormone endorphin tạo cảm giác hưng phấn và làm giảm các cơn đau. Chị em có thể tập các bài thể dục nhẹ nhàng như yoga hoặc đi bộ nhẹ nhàng để máu được lưu thông tốt hơn.
- Ngủ đủ giấc và nghỉ ngơi nhiều hơn để giảm cơn đau bụng kinh
Khi bị đau bụng kinh bạn cần phải ngủ đủ giấc để cơ thể được nhanh chóng hồi phục. Thời gian này bạn cũng nên tránh làm việc quá sức. Hãy dành nhiều thời gian để nghỉ ngơi là biện pháp để tránh cơn đau trở nên nghiêm trọng hơn.
- Ăn uống đúng cách để giảm đau bụng kinh
Khi bị đau bụng kinh, chị em có thể bổ sung một số thực phẩm để giảm nhẹ các triệu chứng đau bụng dữ dội như:
- Sữa chua: Theo nhiều nghiên cứu, ăn 1-2 hộp sữa chua mỗi ngày tương đường 120-240 gram canxi, từ đó sẽ giúp giảm 30% các cơn đau bụng kinh.
- Hàu: Là loại hải sản giàu chất sắt và omega-3, là 2 dưỡng chất rất tốt cho chị em trong thời gian hành kinh. Khi 100g hàu tương đương 100mg omega-3, sẽ giúp giảm co bóp tử cung, từ đó giúp giảm đau hiệu quả.
- Bơ: Một trong những thực phẩm giảm đau bụng kinh hiệu quả là quả bơ, đây là loại quả cũng giàu omega-3 không kém hàu. Ăn nửa quả bơ mỗi ngày sẽ cung cấp đủ lượng omega-3 cần thiết để vượt qua cơn đau bụng kinh.
- Chuối: Trong chuối chứa nhiều vitamin B6, kali, có tác dụng giữ nước và chống co thắt tử cung, giúp giảm đau bụng kinh hiệu quả. Chị em nên ăn nhiều chuối, hoặc trộn với sữa chua để trở thành món ăn đẹp da,tốt cho chu kỳ kinh nguyệt.
- Hạt hướng dương: Đôi khi chị em “gặm nhấm” hạt hướng dương trong ngày kinh cũng có thể giúp giảm đau bụng kinh hiệu quả. Hạt hướng dương được xem là một trong những thực phẩm giảm đau bụng kinh hiệu quả hàng đầu với nhiều khoáng chất chống co thắt như kẽm, magie…
- Sử dụng miễn dán nóng
Việc sử dụng dầu nóng hoặc dán cao vào phần bụng cũng có thể giúp giảm bớt cơn đau bụng dưới khi hành kinh.
- Thay đổi tư thế ngủ
Để xoa dịu những cơn đau bụng kinh khó chịu, các chị em nên nằm ngủ theo tư thế bào thai, như khi còn trong bụng mẹ. Tư thế này sẽ giúp giãn cơ quanh bụng và giảm đau. Không những thế, khi hai chân bạn co lại sẽ giúp làm giảm nguy cơ máu kinh bị rò rỉ ra ngoài.
- Uống trà thảo dược
Trà bạc hà, gừng hoặc hoa cúc chamomile là những thức uống có tác dụng làm giảm cơn đau bụng. Tuy nhiên các bạn nên lưu ý sử dụng các loại trà này lúc còn nóng hoặc ấm.
- Tránh xa các loại đồ uống chứa caffeine
Các chuyên gia y tế khuyến cáo, để tránh làm tăng các triệu chứng của hội chứng tiền kinh nguyệt như đầy bụng, thay đổi tâm trạng, các cơn đau, co thắt… thì chị em nên tránh xa các loại đồ uống có chứa nhiều caffeine hay đồ uống có cồn như rượu, bia…
ĐAU BỤNG KINH – KHI NÀO CẦN GẶP BÁC SỸ?
Những cơn đau bụng kinh chỉ là triệu chứng sinh lý bình thường xảy ra ở chu kỳ kinh nguyệt. Thông thường, chị em chỉ bị đau khoảng 1 – 2 ngày. Tuy nhiên, nếu là dấu hiệu của các bệnh phụ khoa, thì cơn đau bụng kinh sẽ nghiêm trọng và dữ dội hơn.
Vì vậy nếu gặp các triệu chứng sau, bạn nên đi khám bác sĩ::
- Đau bụng dữ dội dù có uống thuốc giảm đau
- Buồn nôn và nôn
- Âm đạo đau rát
- Khí hư có mùi hôi và màu sắc bất thường
- Máu kinh có màu bất thường như: màu đỏ tươi, màu đen
- Máu kinh có mùi khó chịu.
Để nhận biết những triệu chứng trên, chị em hãy theo dõi chu kỳ kinh nguyệt để phát hiện những dấu hiệu bất thường.
Lời khuyên dành cho chị em trong ngày kinh
- Khi trải qua những cơn đau, chị em có thể áp dụng các cách giảm đau bụng kinh tự nhiên tại nhà để cải thiện triệu chứng nhanh chóng.
- Vệ sinh vùng kín sạch sẽ, nhất là trong thời gian hành kinh, nên thay băng vệ sinh 4-5 lần/ngày.
- Sử dụng nước ấm để vệ sinh vùng kín sẽ giúp giảm đau, không nên dùng nước lạnh hoặc dung dịch vệ sinh hóa chất mạnh để tránh tăng các cơn đau.
- Bổ sung vitamin E, uống nhiều nước, các thực phẩm giàu canxi…có thể cải thiện cơn đau bụng kinh.
- Nên vận động nhẹ giúp mạch máu lưu thông dễ dàng, làm giảm cơn đau hiệu quả, trong đó, bài tập Yoga là cách giảm đau bụng kinh tự nhiên tại nhà hiệu quả cao.
- Đặc biệt, khi cơn đau bụng dữ dội, khó chịu thì chị em nên đến các cơ sở y tế để kiểm tra, chuẩn đoán, vì đây có thể là dấu hiệu của bệnh phụ khoa như viêm tuyến tiền liệt, viêm cổ tử cung…
Ngoài ra, nếu bị đau bụng kinh thường xuyên với mức độ nghiêm trọng, bạn nên đi khám bác sĩ. Vì nguyên nhân gây đau bụng rất có thể là do các bệnh lý phụ khoa gây ra. Lúc này thuốc giảm đau chỉ có tác dụng giảm nhẹ triệu chứng chứ không thể điều trị triệt để. Lạm dụng thuốc giảm đau ảnh hưởng đến các triệu chứng của bệnh, gây khó khăn cho việc điều trị. bên cạnh đó, việc uống nhiều thuốc giảm đau còn gây ra các tác dụng phụ nữ ảnh hưởng đến chức năng của gan, thận và làm viêm loét dạ dày.
ĐIỀU TRỊ ĐAU BỤNG KINH NHƯ THẾ NÀO?
Tùy vào nguyên nhân gây đau bụng kinh, có thể đau bụng sinh lý hoặc đau bụng bệnh lý. Do đó, chị em nên đi khám, xét nghiệm, siêu âm để có phác đồ điều trị phù hợp.
- Vật lý trị liệu: Áp dụng phương pháp điện kích thích thần kinh nhằm tăng ngưỡng tín hiệu đau và kích thích endorphins trong cơ thể, kết hợp với thuốc giảm đau tự nhiên.
- Điều trị bệnh phụ khoa: Đau bụng dưới có thể là dấu hiệu cảnh báo các bệnh phụ khoa nguy hiểm. Do đó, điều trị bệnh phụ khoa vừa bảo vệ chức năng sinh sản, sức khỏe, đồng thời sẽ giảm các triệu chứng bệnh hiệu quả, trong đó có đau bụng.