Return to site

Cách trị mụn ở môi lớn, môi bé nữ giới

Theo số liệu từ Bộ Y tế, có gần 90% phụ nữ bị viêm nhiễm phụ khoa ít nhất 1 lần trong đời, nữ giới trong độ tuổi sinh sản là nhóm đối tượng dễ mắc bệnh nhất. Mụn mọc ở môi lớn, môi bé chủ yếu là dấu hiệu cảnh báo các bệnh viêm nhiễm phụ khoa. Do đó, ngoài đến cơ sở y tế, chị em có thể áp dụng các cách trị mụn mọc vùng kín tại nhà hiệu quả.

NGUYÊN NHÂN NỔI MỤN MÔI LỚN, MÔI BÉ Ở NỮ LÀ DO ĐÂU?

Có rất nhiều nguyên nhân khác nhau khiến các chị em bị mọc mụn ở môi lớn, môi bé hay mắc các bệnh lý gây nổi mụn vùng kín. Việc nắm được những nguyên nhân gây bệnh này là yếu tố quan trọng để nữ giới có phương án chữa trị kịp thời, đúng cách.

bị mọc mụn ở môi lớn, môi bé

Có thể liệt kê một số nguyên nhân gây nổi mụn ở môi cô bé thường gặp như sau:

  • Vệ sinh vùng kín không sạch sẽ: Đây là nguyên nhân phổ biến nhất gây ra các vấn đề bất thường ở cơ quan sinh dục. Bởi vùng kín là nơi rất nhạy cảm, với lớp niêm mạc da mỏng. Nếu không được vệ sinh sạch sẽ, đúng cách, các loại vi khuẩn hay tác nhân có hại có thể xâm nhập gây viêm và nổi mụn môi cô bé.
  • Dị ứng với hóa chất: Thói quen sử dụng các dung dịch vệ sinh, giấy vệ sinh, sữa tắm, xà bông, nước xả vải hay băng vệ sinh… có chứa nhiều hóa chất có thể khiến vùng kín bị kích ứng dẫn đến nổi mụn ngứa.
  • Nội tiết tố thay đổi: Khi lượng andorogen trong cơ thể nữ giới tăng sinh sẽ khiến cho tuyến bã nhờn hoạt động mạnh. Điều này cũng khiến cho tốc tộ sừng hóa tế bào nhanh hơn và làm bít tắc lỗ chân lông gây nổi mụn.
  • Quan hệ tình dục không an toàn: Không sử dụng bao cao su khi quan hệ là nguyên nhân chủ yếu khiến các chị em bị lây nhiễm các mầm bệnh nguy hại từ bạn tình sang vùng kín. Và đó có thể là nguyên nhân khiến môi cô bé bị nổi mụn.

HÌNH ẢNH NỔI MỤN Ở MÔI CÔ BÉ

Trên thực tế, tình trạng nổi mụn ở vùng kin không phải ở người nào cũng giống nhau. Tùy vào từng nguyên nhân mà hình dạng các nốt mủ và các triệu chứng kèm theo ở từng người sẽ khác nhau. Dưới đây là một số hình ảnh nổi mụn vùng vùng kín thường gặp ở nữ giới:

  • Nổi mụn thịt ở môi lớn, môi bé:

Sự xuất hiện của mụn thịt ở vùng kín có thể là do sự tiếp xúc hoặc ma sát mạnh ở vùng kín khiến cho ống mồ hôi ở khu vực này bị tắc nghẽn. Điều này khiến cho cơ quan sinh dục mọc các nốt mụn thịt có kích thước nhỏ, màu da.

  • Nổi mụn mủ ở môi lớn, môi bé:

Tình trạng mụn mủ xuất hiện ở vùng kín có thể là do nhọt âm đạo xảy ra khi nội tiết tố cơ thể thay đổi hoặc khi cạo lông không cẩn thận. Các chị em cần lưu ý khi thấy nổi mụn mủ ở vùng kín thì không nên tự ý nặn, nắn bóp để lấy nhân mụn. Bởi nếu không cẩn thận có thể gây nhiễm trùng. Nếu sau khoảng 2 tuần, tình trạng mụn mủ ở vùng kín không đỡ và lan rộng kèm các triệu chứng khác thì các bạn cần đi khám để điều trị.

  • Nổi mụn rộp ở môi lớn, môi bé:

Khi vùng kín xuất hiện các nốt mụn rộp, mọng nước thì thường bắt nguồn từ căn bệnh mụn rộp sinh dục. Quan hệ tình dục không an toàn chính là lý do khiến các chị em mắc phải bệnh lý này. Các nốt mụn lúc mới xuất hiện thường là mụn đầu trắng, kèm theo tình trạng ngứa rát, khó chịu. Sau một thời gian, những nốt mụn này có thể vỡ ra và gây lở loét, nhiễm trùng cơ quan sinh dục.

  • Nổi mụn sùi ở vùng kín:

Các nốt mụn sùi thường có đầu trắng li ti, màu hồng nhạt, khi sờ vào có cảm giác thô ráp. Nó thường bắt nguồn từ căn bệnh sùi mào gà do lây nhiễm qua đường tình dục không an toàn. Những nốt mụn này ban đầu thường mọc rải rác nhưng sau một thời gian nó có thể tụ lại thành từng cụm, khi chạm vào thấy ẩm ướt, chảy nước có mùi hôi.

  • Nổi mụn ruồi ở vùng kín

Những nốt mụn ruồi có thể nhận diện rõ ràng với hình ảnh các mảng da sáng hay sẫm màu hơn so với các khu vực khác. Trong phần lớn các trường hợp, các nốt mụn ruồi là lành tính. Tuy nhiên, nếu nó kèm theo triệu chứng ngứa hay sưng tấy hoặc lan rộng thì người bệnh cần thăm khám bác sĩ.

MỘT SỐ CÁCH TRỊ MỤN Ở MÔI LỚN, MÔI BÉ

Khi bị mụn mọc ở môi lớn, môi bé, chị em nên đi khám để bác sĩ chẩn đoán loại mụn đang diễn ra, có thể mụn trứng cá, mụn cóc, mụn thịt…Từ đó có phác đồ điều trị phù hợp.

Ngoài ra, bác sĩ sẽ tư vấn một số cách trị mụn mọc ở môi cô bé tại nhà đơn giản, hiệu quả. Da vùng kín là vùng da nhạy cảm, chị em nên cẩn trọng với các phương pháp điều trị để tránh gây kích ứng da.

cách trị mụn mọc ở môi cô bé tại nhà

Dưới đây là một số cách trị mọc mụn vùng kín tại nhà đơn giản:

Tinh dầu hoa oải hương

Hoa oải hương dạng tinh dầu, có hiệu quả cao trong quá trình điều trị mụn mọc vùng kín. Tinh dầu hoa oải hương là một chất kích thích tuần hoàn máu và có tác dụng khử trùng. Nó còn được dùng để điều trị vết thương, vết bỏng và ngăn ngừa sẹo.

Chị em có thể dùng tinh dầu hoa oải hương là một cách trị mụn mọc vùng kín tại nhà hiệu quả. Bạn hãy nhỏ 1 lượng nhỏ tinh dầu hoa oải hương vào nốt mụn, sau đó dùng tăm bông thoa, thực hiện đều đặn sẽ giúp loại bỏ các nốt mụn.

Rửa bằng lá trầu không

Mọc mụn vùng kín do viêm âm đạo thì chị em có thể áp dụng một số cách điều trị dân gian cũng sẽ mang lại hiệu quả cao.

Chị em rửa sạch 1 nắm lá trầu không, vò nát với ít muối và cho nước vào đun sôi. Khi nước nguội thì có thể dùng nước để rửa vùng kín, thực hiện 2-3 lần/tuần sẽ mang lại hiệu quả điều trị viêm nhiễm, cải thiện triệu chứng mọc mụn vùng kín.

Rửa vùng kín bằng ngải cứu

Ngải cứu được sử dụng nhiều trong điều trị viêm nhiễm phụ khoa, trong đó có viêm âm đạo gây mụn mọc vùng kín.

Lấy khoảng 20g ngải cứu khô đun sôi với 300ml nước, chị em dùng để xông hơi vùng kín 10-15 phút. Sau khi nước nguội thì dùng để rửa 1-2 lần/ngày, thực hiện đều đặn khoảng 1 tuần sẽ giúp cải thiện triệu chứng bệnh hiệu quả.

Sử dụng tỏi chữa mụn ở môi

Tỏi được sử dụng thường xuyên trong chế biến món ăn hàng ngày, có tính sát khuẩn cao, tăng cường sức đề kháng, từ đó giúp giảm nguy cơ viêm nhiễm vùng kín. Lưu ý, không dùng dung dịch tỏi thấm vào vùng kín, vì có thể gây bỏng vùng da, khiến viêm nhiễm ngày càng nặng.

Tinh dầu cây chè

Dầu cây chè được dùng nhiều trong điều trị nhiễm trùng, đồng thời là thuốc tự nhiên chống vi khuẩn, chống nấm và khử trùng. Tinh dầu cây chè có độ an toàn cao, không gây kích ứng da hoặc làm khô da, mang lại hiệu quả cao trong điều trị mụn vùng kín.

Phương pháp nội khoa – Đặt thuốc âm đạo

Thuốc đặt phụ khoa có 2 dạng, dạng viên nén và viên trứng. Chị em có thể đặt thuốc tại nhà đơn giản để điều trị viêm âm đạo, từ đó cải thiện triệu chứng mọc mụn vùng kín.

Hướng dẫn đặt thuốc:

  • Bước 1: Rửa sạch âm hộ và rửa tay sạch sẽ.
  • Bước 2: Nếu đặt viên nén, thì chị em nên nhúng thuốc vào nước ấm sẽ giúp thuốc ngấm vào âm đạo dễ dàng hơn.
  • Bước 3: Đặt thuốc vào âm đạo:

+ Chị em nằm kê mông hơi cao và dựng 2 đầu gối lên hoặc có thể ở tư thế nửa nằm nửa ngồi.

+ Kẹp viên thuốc vào 2 ngón tay và đưa vào âm đạo, đưa thuốc vào càng sâu càng tốt.

Lưu ý: Nên đặt thuốc vào ban đêm trước khi đi ngủ để mang lại hiệu quả tốt nhất và hạn chế thuốc rơi ra ngoài. Nếu đặt thuốc phụ khoa vào ban ngày thì nên cố định thuốc bằng bông sạch và dùng băng vệ sinh, sau vài giờ thì thay bông và băng. Sau khi đặt thuốc, bạn nữ cần nghỉ ngơi và nằm tại chỗ ít nhất 15 phút để thuốc ổn định trong âm đạo.

Lời khuyên của bác sĩ chuyên gia 

Tốt nhất, Theo khuyến cáo của các bác sĩ phụ khoa. Các chị em phụ nữ khi bị nổi mụn bất thường ở vùng kín mà không rõ nguyên do. Thì hãy chủ động đến các cơ sở y tế để được thăm khám.

Thông qua việc kiểm tra các biểu hiện lâm sàng cũng như làm các xét nghiệm cần thiết. Bác sĩ sẽ chẩn đoán chính xác tình trạng nổi mụn ở môi cô bé do đâu. Căn cứ vào đó bác sĩ sẽ hướng dẫn bạn cách chữa trị phù hợp nhất.

  • Trường hợp bị nổi mụn vùng kín do thói quen sinh hoạt: Người bệnh sẽ được hướng dẫn sử dụng một số loại thuốc phù hợp để nhanh chóng loại bỏ các nốt mụn ở môi lớn, môi bé. Kết hợp với đó là việc điều chỉnh lại các thói quen sinh hoạt để ngăn chặn khả năng tình trạng này tái phát trở lại.
  • Với trường hợp bị viêm nhiễm phụ khoa: Tùy vào từng loại tác nhân gây bệnh mà bác sĩ sẽ kê loại thuốc phù hợp. Đây có thể là các loại thuốc kháng nấm, kháng khuẩn dưới các dạng như thuốc uống, thuốc bôi hay thuốc đặt âm đạo. Người bệnh cần sử dụng đúng theo liệu trình để đạt được kết quả tốt nhất.
  • Với trường hợp mọc vùng vùng kín do các bệnh lây truyền qua đường tình dục: Tùy mỗi diện bệnh, bác sĩ có thể chỉ định điều trị bằng thuốc hoặc phương pháp ngoại khoa. Như với bệnh sùi mào gà hay mụn rộp sinh dục có thể áp dụng cách đốt điện, ALA-PDT…