Sau khi phá thai bằng thuốc hoặc hút thai nhiều chị em gặp phải tình trạng bị chậm kinh, trễ kinh, mất kinh. Đây là hiện tượng phổ biến, vậy đây có phải dấu hiệu bất thường. Trễ kinh sau phá thai 2 tháng có nguy hiểm không, phá thai chưa có kinh quan hệ có thai không? …. Hãy cùng bác sĩ chuyên khoa giải đáp nhé!
Phá thai là một trong những thủ thuật nhằm đình chỉ thai nghén, đối với những trường hợp mang thai ngoài ý muốn. Phương pháp này được chỉ định bởi các bác sĩ chuyên khoa tại cơ sở y tế. Sau phá thai chị em phải đối mặt với một số những triệu chứng, tác dụng phụ.
ĐI TÌM: Nguyên nhân gây ra trễ kinh sau phá thai?
Theo chia sẻ của bác sĩ ưu tú hơn 30 năm kinh nghiệm. Bác sĩ Trần Thúy Vân – hiện đang công tác tại Phòng khám Đa khoa Quốc tế Hà Nội cho biết: Có đến 70% nữ giới sẽ có kinh trở lại ở tháng tiếp theo sau khi đình chỉ thai. Tuy nhiên, có nhiều trường hợp sau phá thai bị trễ kinh và đau bụng dưới. Điều này tùy vào sức khỏe và cơ địa của mỗi người, hoặc do tâm lý, sự phục hồi của tử cung hay nội tiết dẫn đến hiện tượng này.
Sau phá thai bằng thuốc, nạo hút thai bị trễ kinh có sao không
Chậm kinh sau phá thai có thể xuất phát từ những nguyên nhân sau đây:
Trễ kinh sau phá thai bằng thuốc do thay đổi nội tiết tố
Một trong những nguyên nhân đầu tiên gây chậm kinh sau phá thai là thay đổi nội tiết tố. Khi thụ thai thành công, hormone nội tiết tố sẽ thay đổi để tạo môi trường phát triển.
Đến khi đình chỉ thai, điều này khiến nội tiết tố thay đổi đột ngột. Cơ thể cần có thời gian để thích nghi và điều chỉnh lại. Do đó, chị em sẽ gặp hiện tượng trễ kinh.
Tình trạng này khá phổ biến và không gây ảnh hưởng đến sức khỏe của nữ giới. Theo đó, chị em chỉ cần nghỉ ngơi và bồi bổ để cơ thể nhanh chóng hồi phục. Những tháng tiếp theo kinh nguyệt sẽ trở lại đều đặn hơn.
Mất kinh sau phá thai do tử cung chưa phục hồi
Việc phá thai bằng bất kỳ phương pháp nào cũng sẽ tác động đến tử cung. Đặc biệt là nạo hút thai. Nếu thai càng lớn việc đình chỉ thai sẽ ảnh hưởng đến tử cung nhiều hơn. Lúc này, tử cung cần thêm nhiều thời gian để phục hồi.
Như chúng ta đã biết, kinh nguyệt sinh ra do bong lớp niêm mạc tử cung. Chính vì vậy, nếu tử cung chưa trở lại bình thường sau phá thai thì cũng sẽ ảnh hưởng đến kinh nguyệt.
Việc tử cung chưa hồi phục gây ra trễ kinh cũng là hiện tượng bình thường, chị em không nên quá lo lắng. Tốt nhất, chị em hãy chú ý ăn uống nghỉ ngơi, tránh làm việc nặng nhất là bê vác nặng.
Phá thai 2 tháng vẫn chưa có kinh – Gặp biến chứng sau phá thai
Bên cạnh những nguyên nhân sinh lý, nếu nữ giới phá thai sau 2 tháng vẫn chưa có kinh kèm theo biểu hiện bất thường. Thì rất có thể đây là biến chứng nguy hiểm của việc phá thai không an toàn. Nếu bạn thực hiện ở cơ sở không đảm bảo điều kiện y tế, tay nghề bác sỹ kém chất lượng sẽ gây ra những biến chứng sau:
- Dính tử cung, thủng tử cung
- Nhiễm trùng tử cung
- Ứ dịch lòng tử cung
- Sót nhau, sót thai
Những nguyên nhân này đều tác động đến chu kỳ kinh nguyệt. Nguy hiểm hơn còn ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản của chị em. Do đó, để hạn chế những rủi ro sau khi phá thai, chị em cần cẩn trọng khi lựa chọn cơ sở phá thai.
Trễ kinh sau phá thai do viêm nhiễm phụ khoa
Sau phá thai, việc tác động đến tử cung gây ra mất máu nhiều ngày. Tình trạng này sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các vi khuẩn, nấm tấn công vùng kín. Nếu không được vệ sinh sạch sẽ, “cô bé” rất dễ bị viêm nhiễm. Nguyên nhân này cũng sẽ gây trễ kinh, rối loạn kinh nguyệt.
Sau hút thai 7 tuần vẫn chưa có kinh trở lại – dấu hiệu mang thai
Sau khi phá thai, kinh nguyệt cần một thời gian mới trở lại bình thường. Do đó, nhiều chị em chủ quan không áp dụng các biện pháp tránh thai khi quan hệ, dẫn đến mang thai trở lại. Nếu 7-8 tuần sau phá thai mà kinh nguyệt chưa xuất hiện, rất có thể chị em đã có thai lại.
Việc mang thai trong thời kỳ này không được khuyến khích, do cơ thể và tử cung của chị em còn rất yếu. Điều này có thể làm ảnh hưởng đến sức khỏe, thậm chí là khả năng sinh sản về sau của người phụ nữ. Chính vì vậy, để hạn chế tình trạng này, các bác sỹ chuyên khoa thường khuyên chị em nên kiêng quan hệ tình dục trong khoảng 1 tháng đầu sau phá thai.
Bị chậm kinh sau khi phá thai có nguy hiểm không?
Trễ kinh sau khi phá thai có gây nguy hiểm hay không còn phụ thuộc vào nguyên nhân gây ra. Nếu do thay đổi nội tiết hoặc tử cung chưa hồi phục thì không ảnh hưởng đến sức khỏe. Tuy nhiên, nếu do biến chứng sau phá thai thì gây ra biến chứng không nhỏ đến sức khỏe sinh sản của chị em.
Sau phá thai bị mất kinh tác động đến cả sức khỏe và tinh thần của chị em như sau:
- Gây lo lắng, hoang mang
Khi bị trễ kinh sẽ khiến chị em hoang mang, lo lắng. Họ không thể tập trung vào công việc và luôn nghĩ rằng đây là những biến chứng nguy hiểm. Vốn dĩ phá thai đã khiến tâm lý của chị em bị ảnh hưởng. Thêm lo lắng, bất an càng khiến chị em bị stress và mệt mỏi thêm.
- Gia tăng tình trạng rối loạn kinh nguyệt
Việc phá thai cũng là nguyên nhân khiến tình trạng rối loạn kinh nguyệt nghiêm trọng hơn. Do đó, để nguyệt san trở lại bình thường sẽ mất nhiều thời gian hơn.
- Dễ bị viêm nhiễm phụ khoa
Việc kễ kinh kéo dài cũng tăng nguy cơ mắc các bệnh viêm nhiễm phụ khoa và kéo theo nhiều hệ lụy khác.
- Tăng nguy cơ vô sinh
Một số biến chứng sau phá thai như: dính lòng tử cung, sót nhau – sót thai, sẽ khiến buồng trứng bị viêm nhiễm, dẫn đễn nguy cơ vô sinh. Những biến chứng sản khoa này nếu không được sớm phát hiện, chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến thiên chức làm mẹ của chị em. Còn viêm nhiễm buồng trứng làm ảnh hưởng đến việc sản xuất trứng cũng có thể gây vô sinh.
Bị trễ kinh sau phá thai nên làm gì?
Chậm kinh kéo dài sau phá thai có thể gây ra nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng. Chính vì vậy, nếu trễ kinh lâu ngày và đi kèm theo nhiều triệu chứng bất thường, bạn cần đi khám ngay. Một số dấu hiệu nguy hiểm như: sốt ớn lạnh, khí hư ra nhiều, có mùi hôi, chảy máu bất thường, đau bụng âm ỉ…
Trường hợp trễ kinh sinh lý, chị em chỉ cần nghỉ ngơi điều độ, bổ sung chất dinh dưỡng cho cơ thể. Ngoài ra, sau khi phá thai chị em chú ý những điều sau đây:
Vệ sinh vùng kín sạch sẽ
Sau khi phá thai, sức khỏe của nữ giới còn yếu và vùng kín dễ bị viêm nhiễm phụ khoa. Do đó, chị em cần vệ sinh “cô bé” sạch sẽ, giữ vùng kín khô ráo. Nếu âm đạo vẫn còn ra máu thì cần thay băng vệ sinh thường xuyên. Đặc biệt, không được thụt rửa âm đạo sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập gây viêm nhiễm.
Có chế độ dinh dưỡng hợp lý
Chị e cần xây dựng chế độ ăn uống nhiều dưỡng chất, lành mạnh và bổ sung các chất dinh dưỡng sau:
- Thực phẩm chứa protein: Nhóm thực phẩm protein rất cần thiết để tái tạo tế bào mới, hồi phục cơ thể. Chị em nên ăn các loại thịt, cá, trứng, sữa, đậu…
- Ngũ cốc nguyên hạt: Các loại ngũ cốc giúp cung cấp năng lượng và chất xơ.
- Các loại rau củ, trái cây: Nhóm rau củ, trái cây chứa nhiều vitamin A, C, nên chị em hãy ăn nhiều để tăng cường sức đề kháng.
- Thực phẩm chứa nhiều sắt: Có trong các loại hạt, cải bó xôi, bí đỏ, cà chua…
Ngoài ra, chị em cần tránh những thực phẩm sau:
- Đồ ăn cay nóng, đồ ăn nhanh
- Thực phẩm có tính hàn gây lạnh bụng
- Đồ ăn nhiều giàu mỡ, chế biến sẵn gây khó tiêu.
- Không uống rượu, bia, chất kích thích: đây là những chất không thích hợp khi cơ thể đang cần phục hồi.
Chăm sóc cơ thể hợp lý
Sau phá thai do cơ thể còn yếu và bị giảm sút nhiều. Nên chị em cần nghỉ ngơi nhiều, tránh vận động nặng. Bên cạnh đó, bạn cũng cần hạn chế những công việc gây căng thẳng.
Ngoài ra, cũng cần kiêng quan hệ tình dục ít nhất 1 tháng, để tử cung có thời gian bình phục. Sau đó, nếu quan hệ trở lại hãy sử dụng biện pháp tránh thai an toàn.
Theo đó, khi cơ thể có thời gian nghỉ ngơi sẽ nhanh chóng hồi phục thì kinh nguyệt sẽ sớm trở lại từ 4 – 8 tuần. Tuy nhiên, cũng do cơ địa của mỗi người mà kinh trở lại thời gian khác nhau. Điều này cũng phụ thuộc vào thể trạng và phá thai to hay nhỏ. Phá thai càng to thì cơ thể càng cần nhiều thời gian để hồi phục.
Một số phương pháp phá thai an toàn hiện nay?
Hiện nay, có 3 phương pháp phá thai an toàn thường được sử áp dụng rộng rãi. Tùy vào tình trạng sức khỏe của thai phụ, tuổi và kích thước thai nhi mà các bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp phù hợp.
Phá thai nội khoa – Uống thuốc phá thai nào tốt?
Phá thai nội khoa là phương pháp sử dụng các loại thuốc một cách phù hợp để chấm dứt sự phát triển và tồn tại của thai nhi bên trong tử cung của nữ giới. Sau đó, thai nhi được loại bỏ ra khỏi cơ thể với cơ chế tượng tự như sảy thai tự nhiên.
Đây là phương pháp thường được các bác sĩ chỉ định đối với những trường hợp thai nhi nhỏ hơn 7 tuần tuổi và sức khỏe thai phụ đủ điều kiện thưc hiện, không mắc các bệnh về tim mạch, gan, thận…
Hiệu quả của phá thai bằng thuốc có thể lên tới 98%. Đặc biệt, việc dùng thuốc sẽ không dẫn tới những tổn thương ở cổ tử cung. Do đó, phương pháp này khá an toàn. Tuy nhiên, chị em vẫn cần tới sự hướng dẫn của bác sĩ về loại thuốc và thời gian uống. Tuyệt đối không nên tự ý sử dụng thuốc tại nhà.
Nạo, hút thai
Là phương pháp thường được chỉ định áp dụng cho những trường hợp thai nhi trong khoảng từ 7-12 tuần tuổi, hoặc một số trường hợp cơ thể thai phụ không thích hợp để phá thai bằng thuốc như mắc các bệnh lý nội khoa.
Theo đó, các bác sĩ sẽ sử dụng các dụng cụ hút chân không như ống nano để đình chỉ hút thai trong tử cung. Thao tác này được thực hiện nhanh chóng, nhẹ nhàng và không gây ra tổn thương cho tử cung. Tuy nhiên, các dụng cụ cần được làm sạch vô trùng và thủ thuật phải do các bác sĩ có trình độ truyên môn cao trực tiếp tiến hành.
Nong, gắp thai
Đối với những trường hợp thai nhi có tuổi thai lớn hơn 12 tuần (từ 13-18 tuần), nong gắp thai là phương pháp thường được sử dụng để đình chỉ thai nghén bằng cách kết hợp cả thuốc và các dụng cụ y tế.
Tuy nhiên, kỹ thuật này tiềm ẩn khá nhiều rủi ro, do đó cần tới sự thực hiện của các bác sĩ được đào tạo bài bản của các cơ sở y tế được cấp phép, có đủ các dụng cụ y tế cần thiết.
Bởi đây là phương pháp có sự tác động trực tiếp vào tử cung nên chị cần lựa chọn những trung tâm y tế uy tín có chất lượng cao để tránh những biến chứng có thể gặp phải gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe và khả năng sinh sản.
Bài viết trên đây đã giải đáp vấn đề “trễ kinh sau phá thai”. Với những thông tin này hi vọng sẽ giúp chị em bớt lo lắng hơn, nếu kinh nguyệt đến trễ trong thời gian ngắn. Còn nếu chậm kinh trong thời gian dài thì bạn cần đến các cơ sở y tế chuyên khoa để được hỗ trợ.