Return to site

[ Bệnh trĩ thuộc khoa nào ] : Khám bệnh trĩ nên đến khoa nào khám

· bệnh trĩ

Từ xưa, trong y học cổ Trung Quốc có câu “thập nhân cửu trĩ”, tức là cứ khoảng 10 người thì sẽ có 9 người mắc bệnh trĩ. Thế mới thấy, trĩ là một căn bệnh phổ biến như thế nào khi xuất hiện ở tất cả mọi đối tượng nam nữ, từ người già đến trẻ con, nhân viên văn phòng, phụ nữ mang thai…

Tuy nhiên, nhiều người lại e thẹn, ngại ngùng vì đó là chủ đề nhạy cảm, tế nhị nên không dám nói ra và đi thăm khám, điều trị. Đặc biệt, dù biết đó là một trong những bệnh lý hậu môn trực tràng phổ biến nhất ở Việt Nam nhưng không phải ai cũng có kiến thức về trĩ khi thường nhầm lẫn về các loại trĩ với nhau.

Điều đó dẫn đến chủ quan và điều trị sai phương pháp khiến bệnh ngày càng trầm trọng hơn

Vì vậy, trong bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ giải đáp tường tận cho mọi người biết rõ hơn về các loại bệnh trĩ thuộc khoa nào để bệnh nhân sẽ có thêm được nhiều thông tin thật bổ ích, hỗ trợ cho công cuộc đẩy lùi, “dứt điểm” căn bệnh này hoàn toàn.

Khái niệm bệnh trĩ là gì?

Trong dân gian, người ta thường gọi bệnh trĩ là bệnh lòi dom. Bệnh này được hình thành khi những đám nối chun tĩnh mạch tại thành hậu môn thường xuyên bị co giãn quá mức làm mất đi sự đàn hồi.

Còn vùng xương chậu và trực tràng bị đè nén bởi trọng lượng cơ thể làm xuất hiện các nếp gấp tại hậu môn khiến cho máu tích tụ và hình thành nên các búi trĩ. Khi đó, bệnh nhân sẽ thường thấy hai triệu chứng quen thuộc của bệnh trĩ là chảy máu và sa búi trĩ.

Các loại bệnh trĩ

Phân biệt các loại bệnh trĩ

Tùy theo vị trí, diễn biến của sa búi trĩ, bệnh sẽ được phân chia thành các loại bệnh trĩ cùng kèm với những mức độ khác nhau.

Bệnh trĩ thường được chia làm ba loại, đó là: trĩ nội, trĩ ngoại và trĩ hỗn hợp.

Mỗi loại bệnh trĩ sẽ có những đặc thù riêng.Vì vậy để phân biệt chính xác các loại bệnh trĩ với nhau bệnh nhân có thể dựa vào những đặc điểm sau.

Tham khảo thêm tại trang sức khỏe tổng hợp Nilp.vn

Trĩ nội:

Nếu các xoang tĩnh mạch trĩ trên phồng to, búi trĩ được hình thành ở trên đường lược, gọi là trĩ nội.

Triệu chứng dễ thấy nhất của trĩ nội, chính là búi trĩ sa ra ngoài hậu môn mỗi khi đi đại tiện.

Nhưng loại trĩ này cũng được phân thành bốn cấp độ tùy theo diễn biến và mức độ suy của hệ tĩnh mạch trĩ, như sau:

  • Trĩ nội cấp độ 1: xuất hiện tình trạng chảy máu do lớp da niêm mạc mỏng dễ trầy xước gây đau đớn. Người bệnh sẽ có cảm giác đau rát sau mỗi lần đi đại tiện.Búi trĩ bắt đầu được hình thành.
  • Trĩ nội cấp độ 2: búi trĩ có xu hướng phát triển ra bên ngoài, dẫn đến hiện tượng sabúi trĩ nhưng vẫn tự co lên được.
  • Trĩ nội cấp độ 3: búi trĩ đã phát triển hơn về kích thước, thường bị sa ra ngoài khi đi đại tiện và phải dùng tay ấn mới đẩy mới lên được.
  • Trĩ nội cấp độ 4: búi trĩ bị sa ra ngoài vùng hậu môn, không thể ấn nhét vào bên trong nữa. Đồng thời có thể bị thắt nghẹt, dẫn đến hoại tử, viêm nhiễm vùng da xung quanh hậu môn.

Để có thể chẩn đoán và phát hiện ra trĩ nội thì bắt buộc phải soi hậu môn.

Và khi đó, mới có thể đưa ra phương pháp điều trị phù hợp để đẩy lùi bệnh.

Trĩ ngoại:

Khác với trĩ nội, nếu các xoang tĩnh mạch trĩ dưới phồng to, đồng thời búi trĩ được hình thành ở dưới đường lược thì được gọi là trĩ ngoại.

 

Trĩ ngoại luôn hiện diện thường trực ở rìa hậu môn thôi nên khó có nguy cơ bị nghẹt.

 

Nếu muốn phát hiện ra trĩ nội thì thường phải soi, còn chẩn đoán trĩ ngoại lại dễ dàng hơn.

 

Chỉ cần banh vùng hậu môn của bệnh nhân ra, có thể quan sát được toàn bộ phần da của ống hậu môn ở phía bên dưới đường lược.

 

Trĩ ngoại sẽ là búi phồng, có màu đỏ sẫm, bề mặt khô.

 

Khi có huyết khối bên trong thì là các nốt màu tím sẫm, ấn vào sẽ có cảm giác cứng chắc và làm cho bệnh nhân đau.

 

Ít ai biết, búi trĩ ngoại bị huyết khối có thể diễn biến xơ hóa sau 10 – 14 ngày, tạo thành mẫu da thừa.

 

Trĩ hỗn hợp:

 

Trĩ hỗn hợp chính là sự giao hòa, xuất hiện của cả trĩ nội và trĩ ngoại.

 

Tức là, khi bệnh đã diễn biến lâu ngày thì phần trĩ nội và phần trĩ ngoại sẽ liên kết với nhau và tạo thành trĩ hỗn hợp.

 

Khi đó, búi trĩ sa nghẹt, chúng ta sẽ thấy có hai phần: phần trên đỏ tươi và ướt, còn phần bên dưới đỏ sẫm và khô, ở giữa có rãnh tương ứng với đường lược.

 

Vì là biểu hiện của giai đoạn muộn của bệnh trĩ nên các búi trĩ hỗn hợp thường liên kết với nhau tạo thành trĩ vòng.

 

Với những thông tin, kiến thức như trên thì hy vọng người bệnh sẽ xác định đúng được loại bệnh trĩ mình đang mắc phải và sẽ có hướng điều trị thật phù hợp.

 

Thế nhưng, vẫn còn có rất nhiều người thắc mắc, hoang mang khi không biết bệnh trĩ thuộc khoa nào để thăm khám và chữa bệnh tốt nhất?

 

Vậy thì, hãy cùng theo dõi tiếp những thông tin trong bài viết dưới đây của chúng tôi.

 

Bệnh trĩ thuộc khoa nào?
 

Mỗi bệnh viện sẽ được phân chia thành nhiều khoa tương ứng với từng bệnh lý khác nhau.

 

Bởi việc phân chia như vậy sẽ hỗ trợ, giúp ích rất nhiều cho việc chẩn đoán và điều trị bệnh một cách dễ dàng, hiệu quả hơn.

 

Một số chuyên khoa có thể kể đến như là khoa bệnh truyền nhiễm, khoa nội, khoa chấn thương chỉnh hình, khoa lọc máu, khoa sản, khoa tiêu hóa…

 

Với trường hợp bị bệnh trĩ thì nhiều chuyên gia y tế và các bác sĩ cho biết, đây là bệnh xảy ra ở hậu môn, trực tràng là một nhóm bệnh xảy ra ở đường tiêu hóa.

 

Do đó, bệnh nhân có thể đến các nơi chuyên khoa hậu môn trực tràng để làm xét nghiệm và điều trị. Hoặc có thể tìm tới khoa tiêu hóa để được thăm khám và điều trị khỏi bệnh trĩ.

 

Bệnh trĩ thuộc khoa Tiêu hóa hoặc Hậu môn – trực tràng

 

Mong rằng với những thông tin bổ ích mà bài viết đã giải đáp về vấn đề các loại bệnh trĩ, bệnh trĩ thuộc khoa nào như trong bài viết trên thì mọi người sẽ có thêm nhiều kiến thức hơn nữa.

 

Từ đó, sẽ có những quyết định thật đúng đắn để tìm được phương pháp chữa trị bệnh trĩ thật hiệu quả.

Chúc các bạn may mắn và thành công!