Return to site

[ BỆNH TRĨ NGOẠI NỘI LÀ GÌ ? ] 5 Cách điều trị cực kì hiệu quả !

Hiện nay tỉ lệ dân số mắc bệnh trĩ rất cao, căn bệnh này tuy không nguy hiểm mạng sống nhưng gây ra những khó khăn đau đớn nhất định cho bệnh nhân.

Bài viết sau tổng hợp đầy đủ những kiến thức quan trọng nhất về bệnh trĩ như nguyên nhân gây bệnh, các triệu chứng bệnh trĩ nội ngoại và cách điều trị hiệu quả nhất hiện nay.

Hy vọng bài viết sẽ giúp ích được cho bạn!

Bệnh trĩ là gì

Theo định nghĩa y khoa thì bệnh trĩ (tiếng anh là hemorrhoids) là một loại bệnh tạo thành do các đám rối tĩnh mạch trĩ ở vùng hậu môn bị sa giãn quá mức.

Đây là một trong những bệnh tật và rối loạn hậu môn trực tràng (rectum) phổ biến với tỉ lệ mắc bệnh chiếm đến hơn 40% dân số hiện nay.

Theo y học lâm sàng bệnh thuộc ngoại khoa tiêu hóa hoặc khoa hậu môn trực tràng.

Bệnh được chia làm 2 dạng chính là trĩ nội và trĩ ngoại với nhiều cấp độ trĩ khác nhau.

 

Bệnh trĩ nội

 

Bệnh trĩ nội nằm dưới niêm mạc hậu môn và ở phía trên đường lược. Bao bọc chung quanh búi trĩ nội là niêm mạc.

 

Lúc đầu búi trĩ còn nhỏ, nằm trên đường lược. Về sau to dần ra, mô nâng đỡ và dây chằng chùng ra, làm cho búi trĩ sa xuống.

 

Tùy theo mức độ sa ít hay nhiều mà trĩ nội được chia thành các mức độ từ 1 đến 4.

 

Hình ảnh bệnh trĩ nội

 

Trĩ nội độ 1

 

Được xem là giai đoạn đầu của bệnh trĩ, đây là giai đoạn bệnh nhân chỉ mới bắt đầu có những biểu hiện nhẹ của bệnh, không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe.

 

Ở giai đoạn này nó chỉ mới là giai đoạn sơ khai khi hình thành do đó mà bệnh nhân chỉ thấy xuất hiện, hiện tượng chảy máu khi đi đại tiện.

 

Máu tươi chảy với một lượng nhỏ được dính vào trong phân. Đặc biệt hiện tượng này chỉ được phát hiện khi bạn vô tình nhìn trên giấy vệ sinh.

 

Búi trĩ nội khá mềm và nhỏ, có màu tím hoặc màu đỏ tươi nên rất khó phát hiện. Đặc biệt, bạn chỉ phát hiện được khi bạn tiến hành nội soi.

 

Theo thời gian, nếu không được điều trị, thì máu sẽ bắt đầu chảy thành từng giọt, thành tia với màu đỏ tươi và xảy ra liên tục.

 

Trĩ nội độ 2

 

Là giai đoạn búi trĩ bắt đầu hình thành và có hiện tượng sa ra ngoài mỗi khi đi đại tiện. Nhưng nó có thể tự co lên được ngay sau khi đi xong.

 

Lúc này bệnh nhân chỉ bắt đầu thấy có hiện tượng đau nhẹ khi đi đại tiện và máu bắt đầu xuất hiện với lượng nhiều hơn.

 

Trĩ nội độ 3

 

Là giai đoạn búi trĩ bắt đầu sa ra ngoài mỗi khi đại tiện, nhưng lại không còn khả năng tự thụt vào bên trong. Hiện tượng búi trĩ sa ra ngoài sẽ xuất hiện ngày càng nhiều hơn, khiến cho người bệnh phải dùng tay ấn búi trĩ thì nó mới vào bên trong được.

 

Lúc này, búi trĩ nội đã bắt đầu phát triển lớn hơn và có màu xám, rất cứng. Khi đi đại tiện, do rặn mạnh hoặc do đi quá lâu sẽ làm cho búi trĩ có điều kiện dễ dàng sa ra ngoài khiến cho bệnh nhân gặp nhiều rắc rối trong cả sinh hoạt cũng như công việc.

 

Hình ảnh bệnh trĩ nội độ 1 2 3 4

 

Trĩ nội độ 4

 

Là giai đoạn để lại nhiều biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe bệnh nhân nếu không được điều trị kịp thời. Ở giai đoạn này, bệnh nhân rất dễ rơi vào tình trạng kiệt sức do thiếu máu quá nhiều.

 

Búi trĩ sẽ bắt đầu sau ra ngoài một cách thường xuyên không tự chủ. Đặc biệt, hiện tượng này xảy ra ngay cả khi bạn vận động mạnh hoặc ngồi xổm.

 

Khi hiện tượng sa búi trĩ xảy ra, thì dù bạn có dùng lực tác động cũng rất khó làm cho búi trĩ thụt vào trong bởi búi trĩ đã bắt đầu sưng to, gây ra sự vướng víu khó chịu. Nếu không được điều trị nhanh chóng sẽ để lại nhiều biến chứng nguy hiểm.

 

Bệnh trĩ ngoại

 

Bệnh trĩ ngoại được hình thành do giãn quá mức đám rỗi tĩnh mạch trĩ ngoài nằm dưới da, xung quanh lỗ hậu môn. Trĩ ngoại nằm ngoài ống hậu môn, bao bọc búi trĩ ngoại là da.

 

Đối với bệnh trĩ ngoại, thì bệnh nhân hoàn toàn có thể nhìn thấy búi trĩ bằng mắt thường. Thậm chí có thể sờ và cảm nhận được búi trĩ nằm ở hậu môn.

 

Bệnh trĩ nội và trĩ ngoại

 

Trĩ ngoại độ 1

 

Lúc này vùng hậu môn của bệnh nhân sẽ có những hiện tượng đau rát, ngứa ngáy khó chịu và sưng phồng lên. Cảm giác đau rát này sẽ xuất hiện ngày càng nhiều hơn dựa vào mức độ sưng phồng của búi trĩ.

 

Ở giai đoạn này, búi trĩ chỉ mới hình thành với một kích thước nhỏ bằng hạt đậu, búi trĩ khiến cho bệnh nhân đại tiện khó khăn, ra máu khi nhìn thấy trong giấy vệ sinh.

 

Trĩ ngoại cấp độ 2

 

Là giai đoạn mà búi trĩ bắt đầu to hơn nó gây cảm giác lộm cộm, cấn cấn khó chịu. Lúc này, bệnh nhân sẽ bắt đầu hứng chịu những cơn đau rát nhiều hơn, thậm chí là xuất huyết sau khi đi vệ sinh xong.

 

Đặc biệt ở cấp độ 2, búi trĩ sẽ khiến cho vùng hậu môn tiết ra một chất dịch có mùi hôi tanh rất khó chịu. Hiện tượng này đi kèm với việc vệ sinh không đảm bảo, sẽ rất dễ gây ra tình trạng viêm nhiễm vùng hậu môn.

 

Trĩ nội độ 3

 

Được xem là giai đoạn rất dễ dàng nhận biết các búi trĩ. Bởi ở giai đoạn này, búi trĩ đã bắt đầu phát triển to dần ra. Bạn không chỉ có thể quan sát bằng mắt thường, mà còn có thể sờ và cảm nhận được búi trĩ.

 

Khi bệnh trĩ ngoại đã tiến triển sang cấp độ 3 thì lúc này chứng xuất huyết chảy máu thành giọt và thành tia sẽ xuất hiện ngày càng nhiều hơn.

 

Đây được xem là một mức độ nguy hiểm, vì các tĩnh mạch đã bị tắt nghẽn cũng như kích thước búi trĩ đã tăng gấp đôi. Nó gây ra hiện tượng tắc mạch búi trĩ, khiến cho bệnh nhân cảm thấy đau đớn.

 

Hình ảnh bệnh trĩ ngoại độ 1 2 3 4

 

Trĩ ngoại cấp độ 4

 

Được xem là giai đoạn cuối cùng của bệnh trĩ ngoại lúc này các cơn đau sẽ xuất hiện ngày càng nhiều hơn gây ra những biến chứng khó chịu cho bệnh nhân.

 

Tình trạng máu xuất hiện mỗi lần đi đại tiện xảy ra với tần suất nhiều hơn. Búi trĩ dần to ra không chỉ ảnh hưởng đến sinh hoạt, mà thậm chí việc di chuyển nhẹ hay đứng quá lâu cũng gây đau nhức khó chịu.

 

Qua thời gian, nếu bệnh không được điều trị dứt điểm. Bệnh nhân sẽ có nguy cơ rất cao trong việc mắc ung thư đại trực tràng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng.

 

Bệnh trĩ hỗn hợp

 

Trĩ nội nằm trong ống hậu môn, trĩ ngoại nằm ngoài ống hậu môn. Chúng phân cách nhau bởi vùng lược (nằm giữa đường liên cơ thắt và đường lược).

 

Ở vùng lược, niêm mạc dính chặt vào mặt trong cơ thắt trong bởi dây chằng.

 

Khi dây chằng này thoái hóa nhão ra không đủ sức phân cách trĩ nội và trĩ ngoại, chúng sẽ hợp lại với nhau tạo thành trĩ hỗn hợp.

 

Nguyên nhân bệnh trĩ

  •  Quan hệ qua đường hậu môn
  • Chế độ ăn ít chất xơ, rau củ và uống ít nước
  • Ảnh hưởng của quá trình mang thai và sinh con
  • Bị bệnh béo phì làm tăng áp lực ổ bụng
  • Do đặc thù công việc phải đứng lâu, ngồi nhiều, làm việc nặng…
  • Táo bón kinh niên, tiêu chảy thường xuyên
  • Rặn quá nhiều khi đi cầu hoặc đi cầu quá lâu

Thực phẩm cay, nóng là một trong những loại thực phẩm khiến cho tình trạng táo bón thường xuyên xảy ra gây nên bệnh trĩ

 

Triệu chứng của bệnh trĩ nội và ngoại phổ biến

 

Nhiều người nghi ngờ rằng mình bị bệnh trĩ nhưng vẫn không chắc chắn điều đó. Bệnh trĩ có 3 dấu hiệu phổ biến là chảy máu và sa búi trĩ.

 

Những triệu chứng cụ thể dưới đây sẽ cho bạn biết rằng bạn có thực sự mắc bệnh trĩ hay chưa.

 

Đau rát hậu môn sau khi đại tiện

 

Khi mắc bệnh trĩ, dấu hiệu bệnh trĩ thường gặp nhất là người bệnh luôn có cảm giác đau ở hậu môn, đặc biệt là khi búi trĩ sa ra ngoài sau khi đại tiện xong.

 

Ngứa bên trong và quanh hậu môn

 

Ngoài ra, còn có cảm giác ngứa ngáy, khó chịu nguyên nhân do búi trĩ tiết dịch gây hôi ngứa nặng hơn là nhiễm trùng viêm sưng hậu môn, điều này khiến người bệnh gặp nhiều bất tiện trong sinh hoạt và công việc hàng ngày.

 

Đi ngoài ra máu

 

Đi ngoài ra máu là một trong những triệu chứng hàng đầu của bệnh trĩ

 

Hiện tượng chảy máu thường khá kín đáo nhất là trong giai đoạn đầu mới bị. Người bệnh phát hiện mình bị trĩ khi thấy máu ở giấy vệ sinh trong quá trình đi đại tiện.

 

Sau một thời gian, khi bệnh nặng tình trạng chảy máu này sẽ nhiều hơn và có thể chảy thành tia hay thành từng giọt.

 

Với những người bị bệnh trĩ nội độ 4 – giai đoạn cực nặng, tình trạng chảy máu còn có thể xảy ra ngay cả những lúc đi lại hoặc ngồi xổm.

 

Sa búi trĩ

 

Sa búi trĩ là triệu chứng diễn ra sau hiện tượng chảy máu, búi trĩ sẽ được thấy rõ lúc đi đại tiện.

 

Ở mức độ nhẹ, búi trĩ có thể tự co lên hoặc người bệnh có thể lấy tay đẩy búi trĩ lên được.

 

Ở mức độ nặng, khi búi trĩ sa xuống sẽ không tự co lên được, nếu người bệnh đẩy búi trĩ lên một lúc sau sẽ lại bị sa xuống.

 

Nếu không được điều trị kịp thời, búi trĩ sẽ to dần lên và thường xuyên nằm ngoài hậu môn, khiến cho người bệnh luôn trong tình trạng đau đớn, mệt mỏi và vướng víu.

 

Cách chữa nhanh

 

Dùng các loại thuốc bôi với bệnh trĩ ngoại và thuốc đặt với trĩ nội nhằm giúp thu nhỏ và giảm đau búi trĩ, một số loại dược phẩm phổ biến là:

  • Titanoreine
  • Proctolog
  • Preparation h
  • Hemopropin…

Bên cạnh đó còn một số mẹo rất hay sau:

  • Đầu tiên là ngâm hậu môn trong bồn tắm hoặc chậu nước ấm với muối sẽ giúp tiệt trùng sạch sẽ giảm đau rát sưng phồng hậu môn.
  • Dùng một túi nước đá chườm vào búi trĩ để giảm sưng.
  • Không rặn mạnh khi đi vệ sinh, dùng thuốc làm mềm phân nếu cần thiết.

Cách chữa bệnh trĩ tại nhà đơn giản bằng cây thuốc dân gian

 

Dù áp dụng cách nào đi nữa thì quan trọng nhất vẫn là:

  • Ăn uống nhiều chất xơ, uống nhiều nước giúp nhuận trường để không còn bị táo bón
  • Thể dục thể thao tăng cường sức khỏe.
  • Không mặc quần lót quá chật nên mặc rộng rãi.

Những cách chữa này dễ làm đơn giản tuy nhiên chỉ áp dụng với trĩ độ 1 2, đồng thời tác dụng đến từ từ chứ không đến nhanh.

 

Chữa bệnh trĩ bằng rau diếp cá

 

Rau diếp cá dùng để uống, ngâm hoặc xông hậu môn giúp chữa bệnh trĩ rất tốt

 

Có thể nói, rau diếp cá là “thần dược” chữa bệnh trĩ hiệu quả được nhiều người biết đến, tin dùng và tuyệt nhiên trong bài viết những tổng hợp những bài thuốc chữa trị bệnh trĩ hiệu quả sẽ không thể bỏ qua phương pháp này.

 

Theo như những nghiên cứu, tìm hiểu trong giới Đông y, rau Diếp Cá có tính mát, có vị chua cay giúp cơ thể được thanh nhiệt, giải độc khá tốt.

 

Bên cạnh đó còn có khả năng sát khuẩn nên việc chữa trị trĩ bằng rau Diếp cá là vô cùng hiệu quả.

 

Đối với phương pháp này ta có thể áp dụng cách làm là đắp trực tiếp phần lá Diếp cá đã được giã nát cùng với muối vào hậu môn khi ở hậu môn của chúng ta xuất hiện các búi trĩ.

 

Để tránh sự di chuyển làm xê dịch thì ta có thể dùng băng gạc để cố định phần nguyên liệu dùng để đắp vào hậu môn lại.

 

Đối với cách làm này, bạn cũng cần phải làm liên tục thì mới có thể đem lại kết quả điều trị cao.

 

Chắc chắn khi đã áp dụng phương pháp này thì công dụng chữa bệnh của nó sẽ không làm bạn thất vọng.

Ngoài ra bạn cũng có thể xay Diếp Cá rồi uống hằng ngày để thanh lọc cơ thể, giải nhiệt hỗ trợ bệnh có tiến triển tốt nhanh hơn.

 

Nếu khi các búi trĩ sưng đau, khiến bạn khó chịu, thì bạn hãy mau chóng lấy khoảng 50g lá Diếp Cá nấu sôi với nước rồi dùng nước đó xông hậu môn. Nước xông diếp cá sẽ giúp bạn thấy thoải mái, thư giản ngay tức khắc.

 

Cây sung

 

Đối với loại cây này, chúng có khả năng trị trĩ ở cả quả, lá và nhựa.

 

Những ai đang bị sưng búi trĩ làm đau rát, có thể sử dụng lá cây sung nấu sôi với nước rồi ngồi xông sẽ cảm thây dễ chịu ngay lập tức.

 

Hoặc cùng có thể lây nhựa sung bôi trực tiếp vào phía hậu môn, nơi có các búi trĩ và ăn trái khi đói cũng mang lại kết quả cao.

 

Cây lá bỏng

 

Một loại cây không thể thiếu trong danh sạch này chính là cây lá bỏng, hay còn gọi là bông trường sinh.

 

Loại lá của cây này có chứa rất nhiều nước và các chất cần thiết. Người bệnh có thể ăn sống loại lá này.

 

Hay có thể xay lá ra thành nước ép hoặc sinh tố uống hằng ngày để điều trị bệnh cho bản thân mình.

 

Lá thiên lý

 

Ngoài bông thiên lý ra thì lá thiên lý còn có thể dùng để chữa trĩ.

 

Loại lá này có thể sử dụng bằng cách rửa sạch rồi giá nát, chắt lây nước cốt tha trực tiếp vào các búi trĩ để cải thiện các dâu hiệu của bệnh trĩ.

 

Đu đủ xanh

 

Việc chữa trị trĩ bằng đu đủ xanh đã được rất nhiều người thực hiện và mang lại kết quả.

 

Đối với phương pháp này, bạn cẩn phải chọn trái đu đủ xanh còn nguyên cuống và nhiều nhựa .

 

Trước khi đi ngủ hãy bổ đôi trai đủ đủ rồi cột úp vào hai bên cẳng chân, để cuống hướng lên trên.

 

Cách làm mẹo này rất thú vị mà chắc chắn sẽ mang lại kết quả cho nhiều người, bạn hãy nhanh chóng áp dụng cho mình nhé.

 

Các phương pháp phẫu thuật cắt trĩ hiệu quả hiện nay

 

Giai đoạn 3 và 4 của bệnh trĩ điều trị bằng thuốc hoặc các cách dân gian thường không còn hiệu quả Lúc này phải sử dụng biện pháp mổ để bỏ đi các búi trĩ sa giãn. Những phương pháp cắt trĩ phổ biến hiện nay là:

  • Cắt trĩ longo
  • Cắt trĩ bằng laser
  • Cắt trĩ bằng phương pháp pph
  • Cắt trĩ theo phương pháp ferguson
  • Cắt trĩ bằng phương pháp milligan morgan
  • Cắt trĩ bằng phương pháp hcpt
  • Stapled hemorrhoidopexy (cắt trĩ bằng kẹp)

Việc chữa trị trĩ không phải ai cũng có thể dễ dàng và nhanh chóng, vì phải phụ thuộc vào cơ địa và mức độ bệnh của mọi người.

 

Vì thế khi đã bắt tay vào việc chữa bệnh thì việc đầu tiên chúng ta cần làm là phải có sự kiên trĩ, nhẫn nại thì mới có thể đem lại thành công.

 

Hi vọng từ những thông tin mà chúng tôi cung cấp, những ai chưa hiểu biết về trĩ sẽ có được những kinh nghiệm hữu ích cho bản thân.

 

Những ai đang không may mắc bệnh trĩ sẽ biết cách chữa trị căn bệnh của chính mình cho phù hợp và mang lại kết quả.

 

Cảm ơn đã theo dõi và đồng hành cùng chúng tôi, chúc các bạn sức khỏe và niềm vui trong cuộc sống.

 

Nguồn tham khảo:

 

Hemorrhoids: Causes & Symptoms of Internal vs. External Hemorrhoids: https://www.webmd.com/digestive-disorders/understanding-hemorrhoids-basics

Hemorrhoids | NIDDK: https://www.niddk.nih.gov/health-information/digestive-diseases/hemorrhoids

Hemorrhoids – Symptoms and causes – Mayo Clinic: https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/hemorrhoids/symptoms-causes/syc-20360268