Return to site

Tìm hiểu bệnh trĩ: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

“Thập nhân cửu trĩ” nhưng nhiều người vẫn đang âm thầm chịu đựng căn bệnh khó nói này. Bệnh trĩ được biết đến là một căn bệnh phổ thông, gây khó chịu, đau đớn cho người bệnh. Với giải đáp từ Tiến sĩ- Bác sĩ Trịnh Tùng- Phẫu thuật viên, trưởng khoa phẫu thuật bệnh viện Xanh Pôn dưới đây, bạn sẽ có thêm kiến thức để hiểu rõ hơn nguyên nhân, triệu chứng bệnh trĩ và có cách điều trị hiệu quả.

Bệnh trĩ là gì?

Bệnh trĩ hay còn gọi là bệnh lòi dom, là một bệnh phổ biến, xảy ra do dãn quá mức các đám rối tĩnh mạch trĩ (hay sự phình đại tĩnh mạch) ở mô xung quanh hậu môn, làm các mô này phồng lên do sưng hoặc viêm, hình thành trĩ.

broken image

Hình ảnh bệnh trĩ

Đây là các bệnh của 1 hệ thống mạch máu từ tiểu động mạch, tĩnh mạch, thông nối động tĩnh mạch đến cơ trơn và mô liên kết được lót bởi lớp biểu mô bình thường của ống hậu môn. Đám rối tĩnh mạch nằm ở lớp dưới niêm được nâng đỡ bởi cấu trúc mô sợi đàn hồi. Tình trạng gia tăng áp lực thường xuyên như rặn đi cầu, kèm ứ máu liên tục sẽ dẫn đến phình giãn và tạo các búi trĩ vào trong lòng ống hậu môn. Đồng thời càng lớn tuổi, các cấu trúc mô liên kết nâng đỡ ngày càng bị suy yếu, các búi trĩ tụt dần ra khỏi lỗ hậu môn dẫn đến trĩ nội sa.

Có hai loại trĩ là trĩ nộitrĩ ngoại. Trĩ nội chịu lực nén bên trong nên có chiều hướng sung huyết, chảy máu và đôi khi bị sa. Trĩ ngoại có thể có huyết khối phát triển rất đau. Là bệnh rất phổ biến, đứng hàng đầu trong các bệnh lý vùng hậu môn đến nhập viện. Bệnh nhân mắc bệnh trĩ thường đi khám và điều trị rất muộn sau nhiều năm, khi bệnh đã rất đau đớn và phức tạp. Bệnh tuy có ảnh hưởng tới cuộc sống nhưng không nặng nề nên bệnh nhân thường bỏ qua vì bệnh ở vùng kín đáo nên bệnh nhân thường ngại ngùng, nhất là phụ nữ. Chỉ đến khi chảy máu nhiều hoặc bị sa búi trĩ thì bệnh đã ở cấp độ nặng, không thể dùng thuốc mà phải chỉ định phẫu thuật.

Trĩ diễn ra theo 4 cấp độ, gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm: Độ 1 (đại tiện ra máu, búi trĩ chưa sa ra ngoài); độ 2 (sa trĩ khi đại tiện nhưng vẫn tự co lại); độ 3 (búi trĩ sa quá mức, phải dùng tay đẩy vào); độ 4 (búi trĩ thường trực ở hậu môn, dễ nhiễm trùng).

Phân loại bệnh trĩ

Trĩ được chia làm hai loại: Trĩ nội và trĩ ngoại. Bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi, kể cả trẻ em. Thực ra, trĩ nội và trĩ ngoại chỉ khác nhau về vị trí phát sinh búi trĩ. Với việc phân biệt hai loại trĩ này sẽ giúp ích cho quá trình thăm khám và điều trị căn bệnh này.

broken image
  • Bệnh trĩ nội:  Xoang tĩnh mạch trĩ trên (trực tràng trên) phồng to, trĩ được hình thành trên đường lược ( đường hậu môn trực tràng). Búi trĩ được bao phủ bởi niêm mạc và lớp biểu mô chuyển tiếp.
  • Bệnh trĩ ngoại: Xoang tĩnh mạch trĩ dưới (trực tràng dưới) phồng to, trĩ được hình thành ở dưới đường lược. Lúc này búi trĩ được phủ bởi lớp biểu mô vảy và nằm bên dưới lớp da bao quanh hậu môn.
  • Trĩ hỗn hợp: Trên cùng một bệnh nhân xuất hiện cả trĩ nội và trĩ ngoại. Thông thường, khi diễn tiến lâu ngày, phần trĩ nội và phần trĩ ngoại sẽ liên kết với nhau, tạo thành trĩ hỗn hợp. Búi trĩ nội, khi đã sa tới độ 3, thường hiện diện dưới hình thái trĩ hỗn hợp.

Các cấp độ bệnh trĩ

  • Trĩ ở cấp độ 1 & 2, người bệnh thường có các triệu chứng sau: Đau và chảy máu khi đại tiện, ngứa hậu môn, tiết dịch gây viêm da, ngứa và ướt viêm quanh hậu môn.
  • Trĩ ở cấp độ 3 & 4, búi trĩ bên trong (trĩ nội) bị sa quá mức gây nghẹt hay tắc mạch hay gây nứt, áp xe hậu môn, hoặc búi trĩ bên ngoài (trĩ ngoại) bị tổn thương nhiễm trùng gây lở loét, xuất huyết trầm trọng hay tạo thành những cục máu đông nằm trong búi trĩ, có nguy cơ gây biến chứng nguy hiểm và sinh ra các bệnh khác. Người bệnh có thể vừa mắc trĩ nội vừa mắc trĩ ngoại. Nếu không sớm điều trị, sẽ làm người bệnh ngày càng có cảm giác vướng víu, khó chịu, chảy máu và đau đớn nhiều hơn mỗi khi đại tiện.
broken image

Trĩ ở cấp độ nhẹ có thể dễ dàng phát hiện, tự chữa trị và xử lý kịp thời. Nếu để chuyển sang giai đoạn nặng thì việc điều trị bệnh sẽ trở nên rất khó khăn, phải có sự can thiệp của phẫu thuật. Điều quan trọng là người bệnh nên hết sức tỉnh táo và có đủ kiến thức cơ bản để không trở thành một trong những trường hợp xấu phải tìm đến Phẫu thuật cắt trĩ.

Nguyên nhân bệnh trĩ

Các tĩnh mạch xung quanh hậu môn có xu hướng căng dưới áp lực và có thể phồng lên hoặc sung huyết. Búi trĩ có thể phát triển do áp lực gia tăng ở phần dưới trực tràng do:

  • Rặn khi đi cầu
  • Táo bón, ngồi lâu trên bồn cầu hoặc tiêu chảy làm tăng tần suất bệnh trĩ, rặn làm tăng áp lực lên các tĩnh mạch gây căng giãn và ứ máu.
  • Tiêu chảy hoặc táo bón mạn tính
  • Thừa cân và béo phì, làm gia tăng tần suất bệnh
  • Mang thai: Phụ nữ đang thai có nguy cơ bị trĩ cao hơn bình thường do các tĩnh mạch trĩ bị dồn ép bởi trọng lượng của thai nhi.
  • Giấy vệ sinh kém chất lượng: Sử dụng giấy vệ sinh kém chất lượng là một trong những nguyên nhân của trĩ trong xã hội hiện đại.
  • Giao hợp qua đường hậu môn
  •  Khủng hoảng tâm lý (stress): Trầm cảm, lo lắng nhiều là điều kiện thuận lợi để bệnh khởi phát và tiến triển.
  • Chế độ ăn không lành mạnh: Uống ít nước, nhiều sữa, ăn kiêng và đặc biệt là nạp quá ít chất xơ…
  • Gia tăng áp lực ổ bụng gặp trong những người thường xuyên lao động nặng như khuân vác, vận động viên cử tạ, quần vợt,...đứng ngồi quá lâu: như thư ký, thợ may, nhân viên bán hàng làm gia tăng áp lực ổ bụng cản trở sự hồi lưu máu về tim đưa đến giãn tĩnh mạch hậu môn.
  • Tuổi cao: Bệnh gia tăng theo tuổi vì cấu trúc mô nâng đỡ các tĩnh mạch ở trực tràng và hậu môn bị trở nên lỏng lẻo và nhão dần, làm tăng khả năng tĩnh mạch trượt xuống hậu môn. Tuổi càng cao thì các cơ ở vùng hậu môn càng dễ bị thoái hóa, co thắt, đặc biệt là ở những người trong độ tuổi từ 30 - 60.
Biến chứng của bệnh trĩ

Biến chứng của bệnh rất hiếm nhưng vẫn có thể xảy ra bao gồm:

broken image

Trĩ gây tắc mạch máu

  • Thiếu máu do mất máu mạn tính qua búi trĩ, lúc này cơ thể sẽ không có đủ số lượng hồng cầu cần thiết để thực hiện trao đổi Oxy cho tế bào. Trường hợp này hiếm xảy ra.
  • Nghẹt búi trĩ nếu búi trĩ sa và bị mắc kẹt làm cho mạch máu máu cung cấp cho búi trĩ bị tắc. Lúc này triệu chứng đau sẽ rất rõ ràng. Khi ấn nhẹ vào sẽ cảm giác lộm cộm do có cục máu đông.
  • Tắc mạch: Là tình trạng hình thành cục máu đông bên trong mạch máu của búi trĩ. Khi mạch máu bị giãn phồng và ứ máu do rặn, bưng vác nặng, có thai, chơi thể thao nặng làm tăng áp lực trong khoang bụng sẽ tạo điều kiện thuận lợi hình thành cục máu đông gây tắc mạch. Tắc mạch trĩ ngoại thì vùng rìa hậu môn sẽ thấy khối phồng nhỏ màu xanh, đi kèm cảm giác đau rát khi sờ, căng. Tắc mạch trong trĩ nội thì có cảm giác đau và cộm trong sâu và triệu chứng không rầm rộ như trĩ ngoại.
  • Viêm da quanh hậu môn, viêm nhú và viêm khe khi da giữa các búi trĩ bị loét gây triệu chứng ngứa ngáy, nóng rát.

Dấu hiệu bệnh trĩ

Các dấu hiệu và triệu chứng của trĩ ( nội, ngoại, trĩ hỗn hợp) có thể bao gồm:

  • Đau rát hậu môn: Phân quá cứng dẫn đến cọ xát khiến người bị bệnh cảm thấy đau rát.
  • Táo bón, phân kèm máu: 85% bệnh nhân trĩ bị táo bón. Việc người bệnh dùng sức để đẩy phân ra ngoài khiến tĩnh mạch trĩ sưng phồng và chảy máu. Ban đầu có thể thấy một lượng kín đáo máu đỏ tươi trên giấy vệ sinh hoặc trong bồn cầu. Chảy máu là triệu chứng sớm nhất và thường gặp nhất. Về sau khi rặn nhiều thì máu chảy thành giọt hay thành tia. Nặng hơn là khi ngồi xổm cũng chảy máu.
  • Sa búi trĩ: Là hệ quả của việc tĩnh mạch trực tràng bị chèn ép. Bị bệnh trĩ càng nặng thì búi trĩ càng to và sa ra ngoài nhiều hơn.
  • Ngứa hoặc kích thích ở vùng hậu môn do dịch nhầy từ sự bài tiết của niêm mạc ống hậu môn.
  • Đau hoặc khó chịu, dao động từ không đau, đau ít đến rất đau do nứt hậu môn, tắc hoặc nghẹt.
  • Viêm nhiễm hậu môn, sưng vùng quanh hậu môn: Hậu môn không chỉ ngứa rát, chảy dịch mà còn bị viêm nhiễm do vi khuẩn tấn công.Một khối nhô lên gần hậu môn, rát hoặc đau (có thể là huyết khối tại búi trĩ)
  • Một khối nhô lên gần hậu môn, rát hoặc đau (có thể là huyết khối tại búi trĩ)

Triệu chứng trĩ thường phụ thuộc vào vị trí:

  • Trĩ ngoại gây khó chịu nhất, bởi vì vùng da trên búi trĩ bị kích thích và bị loét. Nếu cục máu đông hình thành bên trong búi trĩ ngoại, cơn đau có thể xuất hiện đột ngột và nghiêm trọng. Bệnh nhân có thể cảm thấy hoặc nhìn thấy một khối nhô lên quanh hậu môn. Cục máu đông có thể bị hấp thu để lại vùng da nhăn nheo gây ngứa và rát.
  • Trĩ nội thường không gây đau, ngay cả khi chúng xuất huyết (chảy máu). Người bệnh có thể, ví dụ, nhìn thấy máu đỏ tươi trên giấy vệ sinh hoặc nhỏ giọt vào bồn cầu nhà vệ sinh. Búi trĩ thường không thể nhìn thấy hoặc cảm nhận được, và chúng hiếm khi gây khó chịu. Trong lúc rặn đi cầu, phân khi đi ngang hậu môn có thể làm trầy xước bề mặt búi trĩ và làm chảy máu.Trĩ nội cũng có thể bị sa ra ngoài hậu môn tạo trĩ nội sa. Khi trĩ bị sa, nó có thể hấp thu một lượng nhỏ chất nhầy và phân có thể gây kích thích gây ra ngứa, đau và rát. Lau liên tục để cố gắng giảm ngứa có thể làm trầm trọng thêm vấn đề.
Điều trị bệnh trĩ

Áp dụng cho trường hợp trĩ có triệu chứng:

Điều trị nội khoa- Cách chữa bệnh trĩ tại nhà

Chế độ sinh hoạt

  • Tránh hoạt động quá mạnh, tránh ngồi nhiều hoặc đứng quá lâu.
  • Thay đổi thói quen đi cầu tránh táo bón.
  • Ngồi ngâm hậu môn trong nước ấm giúp cải thiện triệu chứng.

Chế độ ăn uống

broken image

Rau diếp cá chống viêm nhiễm, chống táo bón hiệu quả

  • Ngư tinh thảo (rau diếp cá): Có tác dụng kháng sinh mạnh, tiêu diệt cả trực khuẩn mủ xanh,  nhuận tràng do đó chống viêm nhiễm, chống táo bón rất hiệu quả.
  • Đương quy: Là một vị thuốc quý, có tác dụng bổ máu, hoạt huyết giảm đau, điều kinh, chống thiếu máu, suy nhược cơ thể, có tác dụng chữa viêm loét, mụn nhọt, nhuận tràng, thông đại tiện, chống táo bón.
  • Rutin: Là một flavonoid aglycon có nhiều trong hoa Hòe. Rutin có hoạt tính vitamin P, có tác dụng làm bền thành mạch, làm giảm tính "dòn" và tính thấm của mao mạch, làm tăng sự bền vững của hồng cầu, giảm trương lực cơ trơn, chống co thắt. Ngoài ra, rutin còn có tác dụng kích thích sự bài tiết của niêm mạc ruột và do vậy giúp nhuận tràng. Rutin được dùng để phòng ngừa những biến chứng của bệnh xơ vữa động mạch, điều trị suy tĩnh mạch, giãn tĩnh mạch, trĩ, các trường hợp xuất huyết như chảy máu cam, ho ra máu, tử cung xuất huyết, phân có máu….
  • Curcumin: Là một hoạt chất chính của củ nghệ (Curcuma domestica), có hoạt tính chống viêm do khả năng quét những gốc oxy có liên quan đến quá trình viêm, tác dụng ức chế khối u, thông mật, lợi tiêu hóa, Bổ sung Curcumin giúp chống viêm và làm mau lành các vết tổn thương của trĩ.
  • Magiê: Là một khoáng chất rất cần thiết cho cơ thể, có tác dụng nhuận tràng, giúp hạn chế chứng táo bón vốn là căn nguyên gây trĩ.

Điều trị bằng Tây Y

Có thể dùng các thuốc bôi hoặc nhét tại chỗ, thuốc hỗ trợ tuần hoàn tĩnh mạch. Nhóm thuốc phổ biến dùng để chữa trị bệnh trĩ bao gồm: Thuốc tăng cường tĩnh mạch; thuốc bôi hoặc viên đặt; thuốc co mạch; thuốc kháng sinh giảm đau..

  1. Thuốc Tây: Thuốc bôi (Proctolog, Mastu S) thuốc co mạch Daflon, thuốc giảm đau Hydrocortisone, thuốc kháng sinh Aspirin, thuốc đạn Avenoc…
broken image

Thuốc bôi Proctolog

  1. Phẫu thuật: Phẫu thuật trĩ có 2 nhóm chính:
  • Nhóm can thiệp dưới đường lược: Phẫu thuật Milligan-Morgan, Toupet... dùng dụng cụ tự tạo để cắt bỏ toàn bộ trĩ vòng.
  • Nhóm can thiệp phía trên đường lược: treo trĩ bằng tay, phẫu thuật Longo, khâu cột động mạch trĩ.

3. Một số thủ thuật chữa trĩ khác: chích xơ, quang đông hồng ngoại, thắt trĩ bằng vòng cao su…

Chữa bệnh trĩ bằng Đông Y

3.1 Bấm huyệt: phù hợp với người bị trĩ nhẹ nhờ tác động vào các huyệt Bách Hội, Thừa sơn, Thường liêm…

3.2 Bài thuốc nam: Cha ông ta thường áp dụng một số bài thuốc chữa trĩ như: Rau diếp cá, lá trầu không, lá lốt, mật ong và đun với nước, uống hàng ngày.

  •  Bài thuốc 1: Người bệnh nướng 1 củ tỏi, xay nhuyễn trộn với hoàng liên, vo thành viên nhỏ như hạt ngô. Mỗi ngày uống 5 viên trong 15 ngày.
  • Bài thuốc 2: Dùng hòe hoa, trắc bách diệp, kinh giới tuệ, chỉ xác mỗi vị 12g phơi khô, tán bột. Mỗi lần uống lấy 6g pha với nước ấm.
  • Bài thuốc 3: Ngư tinh thảo (rau diếp cá) giã nát lấy nước uống hoặc giã nát lấy bã đắp sau khi đi vệ sinh.
Điều trị ngoại khoa
  • Đối với các trường hợp trĩ có các biến chứng huyết khối: bệnh trĩ có huyết khối nên được can thiệp sớm bằng cách thực hiện phương pháp cắt bỏ theo các phương pháp kinh điển hoặc phối hợp lấy huyết khối kèm cắt trĩ bằng các phương pháp khác.
  • Thủ thuật thắt búi trĩ bằng dây thun hoặc chích xơ mạch máu đến nuôi búi trĩ, thường được áp dụng cho các trường hợp trĩ mức độ nhẹ
  • Chích xơ chỉ định trong trĩ độ 1 và 2, không chỉ định cho trĩ ngoại, trĩ có huyết khối, trĩ nội bị viêm loét hoặc hoại tử. Đối với thủ thuật điều trị chích xơ, 1-2 ml chất làm xơ (thường là natri tetradecyl sulfate hoặc phenol 5%, quinine, urea hydrochloride, polidocanol) được tiêm bằng kim 25-gauge vào lớp dưới niêm của búi trĩ.
  • Thắt bằng dây thun-Vòng thắt cao su được đặt bao quanh búi trĩ, thắt gây ra sự thiếu máu cục bộ, búi trĩ bị xơ, teo lại và tự rụng đi. Ưu điểm là dễ thực hiện, đơn giản, rẻ tiền, có thể điều trị ngoại trú cho những bệnh nhân trĩ độ 2 và 3
  • Phương pháp Longo (stapled hemorrhoidectomy-PPH, 1998) được thừa nhận ở nhiều nước châu Âu, châu Á. Phương pháp này đã trở thành một lựa chọn được chấp nhận rộng rãi trong phẫu thuật cắt bỏ trĩ để điều trị trĩ nội độ 3 và độ 4. Ở Trung Quốc trong thập kỷ gần đây, thậm chí nó có xu hướng thay thế cho cắt bỏ trĩ truyền thống. Đây là phương pháp không cắt trĩ mà nguyên lý là làm gián đoạn các mạch máu trĩ trên và giữa, sau đó khâu niêm mạc hậu môn-trực tràng bị sa lên trên, đưa các búi trĩ về vị trí trong ống hậu môn do đó làm teo mô trĩ. Ưu điểm ít gây khó chịu hơn vì không cắt bỏ vùng da hậu môn.
  • Phương pháp khâu triệt mạch THD được thực hiện dưới hướng dẫn siêu âm để làm tắc mạch cung cấp máu cho hậu môn, do đó làm giảm sự phình búi trĩ.
  • Cắt trĩ bằng các phương pháp kinh điển: Miligan Morgan, Ferguson, White Head, các phương pháp này can thiệp trực tiếp vào búi trĩ nên thường gây đau.
  • Điều trị trĩ bằng phương pháp HCPT

Các phương pháp điều trị ngoại khoa truyền thống như đốt, phẫu thuật, cắt trĩ, chích xơ…tuy giải quyết được vấn đề trĩ nội nhưng không triệt để, bệnh dễ tái phát trở lại. Ngoài ra, trong quá trình phẫu thuật còn gây đau đớn, mất nhiều máu, để lại sẹo…

broken image

Điều trị trĩ bằng phương pháp HCPT an toàn, hiệu quả

Để khắc phục được những nhược điểm trên, nền y học hiện đại đã cho ra đời liệu pháp HCPT. Đây là phương pháp điều trị trĩ tiên tiến, an toàn nhất hiện nay. Liệu pháp này hoạt động theo nguyên lý sản sinh nhiệt của điện trường dưới hình thức cao tần. Sử dụng dòng điện cao tần để tăng nhiệt đối với các tổ chức bệnh ở hậu môn trực tràng, tiến hành phân tách và cố định các tổ chức bệnh. Khi các ion điện đến, dịch mô của búi trĩ khô lại và rụng đi, điện trở giữa 2 đầu nguồn điện tăng lên, cường độ dòng điện giảm xuống, máy sẽ tự động ngừng hoạt động và trở nên an toàn.

Với ưu điểm không gây đau đớn, mức độ tổn thương ít, thời gian điều trị ngắn, nhanh hồi phục, không chảy máu, an toàn, không nhiễm trùng, không di chứng, hiệu quả điều trị rõ rệt, không cần nằm viện, bệnh nhân có thể hoàn toàn yên tâm khi điều trị bằng phương pháp này. Từ khi áp dụng HCPT vào điều trị bệnh trĩ Phòng Khám Đa Khoa Quốc Tế Cộng Đồng Hà Nội tại 193c1 Bà Triệu đã giúp hàng nghìn bệnh nhân thoát khỏi nỗi phiền phức

broken image

Phòng Khám Đa Khoa Quốc Tế Cộng Đồng điều trị trĩ bằng phương pháp HCPT hiệu quả

Lưu ý khi điều trị bệnh trĩ

  • Không có chỉ định phẫu thuật ở những bệnh nhân suy giảm miễn dịch hoặc những người có viêm đại tràng thể hoạt động. Phẫu thuật trĩ cấp cứu đi kèm tỷ lệ biến chứng cao hơn.
  • Biến chứng cấp tính liên quan đến điều trị bệnh trĩ bao gồm đau, nhiễm trùng, chảy máu tái phát và bí tiểu. Biến chứng muộn bao gồm không kiểm soát do tổn thương cho cơ thắt hậu môn trong quá trình mổ xẻ.

Phòng ngừa bệnh trĩ

Cách tốt nhất để ngăn ngừa bệnh trĩ là giữ cho phân mềm, để chúng dễ dàng đi qua lỗ hậu môn. Để ngăn ngừa trĩ và giảm triệu chứng trĩ, hãy làm theo các phương pháp sau:

broken image
  • Ăn thực phẩm nhiều chất xơ. Ăn nhiều trái cây, rau củ và ngũ cốc nguyên cám ví dụ lúa mì, yến mạch, lúa mạch, ngô, gạo lứt, lúa mạch đen, kê,... giúp làm mềm phân và tăng khối lượng phân. Thêm chất xơ vào chế độ ăn uống từ từ để tránh xì hơi quá mức.
  • Uống nhiều nước. Uống từ sáu đến tám ly nước và các chất lỏng khác (không phải rượu) mỗi ngày để giúp làm mềm phân.
  • Xem xét chất bổ sung chất xơ. Hầu hết mọi người không nhận đủ lượng chất xơ được khuyến cáo 25 gram mỗi ngày đối với phụ nữ và 38 gram mỗi ngày đối với nam giới trong chế độ ăn uống. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng bổ sung chất xơ không kê đơn, chẳng hạn như Metamucil và Citrucel, giúp cải thiện các triệu chứng và giảm chảy máu từ búi trĩ. Những sản phẩm này giúp giữ phân mềm và đi cầu đều đặn mỗi ngày. Cần lưu ý khi sử dụng chất chất xơ bổ sung, hãy chắc chắn uống ít nhất tám ly nước hoặc các chất lỏng khác mỗi ngày. Nếu không, các chất bổ sung có thể gây táo bón hoặc làm táo bón nặng hơn.
  • Không rặn mạnh khi đi cầu vì khi cố gắng rặn sẽ tạo ra áp lực lớn hơn lên các tĩnh mạch ở trực tràng dưới làm búi trĩ phình to và dễ chảy máu.
  • Đi cầu ngay khi có cảm giác mắc cầu. Nếu bỏ lỡ cảm giác mắc đi cầu, niêm mạc trực tràng dần hấp thu nước trong phân bị ứ đọng, phân sẽ trở nên khô, cứng và khó hơn đi cầu hơn.
  • Tập thể dục. Duy trì vận động mỗi ngày để giúp ngăn ngừa táo bón và giảm áp lực lên tĩnh mạch, có thể xảy ra khi đứng lâu hoặc ngồi lâu. Tập thể dục cũng có thể giúp giảm cân.
  • Tránh ngồi lâu. Ngồi quá lâu, đặc biệt là trên bồn cầu, có thể làm tăng áp lực lên tĩnh mạch ở hậu môn.

Đa số bệnh nhân đều nghĩ rằng có thể tự chữa bệnh trĩ tại nhà mà không cần đến chỉ định của bác sĩ. Tuy nhiên, bệnh nhân không nên quá tự tin vào khả năng tự chuẩn đoán của bản thân, đặc biệt những người trên 40 tuổi. Bởi vì, chảy máu hậu môn trực tràng còn là dấu hiệu cảnh báo các bệnh lý nguy hiểm như: ung thư đại trực tràng, ung thư ống hậu môn, polyp đại trực tràng… Nếu thấy bất thường từ thói quen đi tiêu: màu sắc phân, đại tiện kèm máu… hoặc không thể cải thiện được triệu chứng khi đã áp dụng các phương pháp chữa trị tại nhà, bệnh nhân cần đến ngay cơ sở y tế gần nhất để tránh biến chứng nguy hiểm. Liên hệ: tới số 0243.874.6999 để đặt lịch hẹn khám miễn phí và hưởng nhiều ưu đãi.

Nguồn:

https://vi.wikipedia.org/wiki/Tr%C4%A9_(b%E1%BB%87nh)

https://www.24h.com.vn/tin-tuc-suc-khoe/benh-tri-la-gi-nguyen-nhan-dau-hieu-va-cach-chua-benh-hieu-qua-c683a1015065.html

http://soha.vn/benh-tri-la-gi-nguyen-nhan-trieu-chung-va-cach-dieu-tri-hieu-qua-20190103153032307.htm